Nên học kinh tế hay quản trị kinh doanh? Ngành nào phù hợp hơn

Nên học kinh tế hay quản trị kinh doanh? Mặc dù xu hướng học sinh chọn khối ngành kinh doanh và kinh tế khi lên các trường Cao đẳng/Đại học rất nhiều Tuy vậy, để tránh sai lầm cho lựa chọn cũng như định hướng rõ nét cho tương lai về 2 ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Để có cái nhìn và lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

 

Nên học kinh tế hay quản trị kinh doanh?

 

Để biết bản thân phù hợp với ngành nào hơn, trước tiên phải hiểu kỹ về 2 khái niệm về kinh tế và quản trị kinh doanh trước.

 

Nên học kinh tế hay quản trị kinh doanh
Nên học kinh tế hay quản trị kinh doanh

 

Học kinh tế

 

Kinh tế là một môn là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. 

 

Ngoài ra , kinh tế cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. 

 

Nghiên cứu kinh tế nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế, thị trường vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, tài chính và cả hành chính công. 

 

Học kinh tế là học về vận hành nền kinh tế, thị trường nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Ngoài ra, đây còn là việc nghiên cứu công việc quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm.

 

Một chương trình học kinh tế sẽ bao gồm các môn học về lý thuyết đi cùng với thực hành, sử dụng kỹ thuật thống kê để tìm hiểu các câu hỏi trong chính sách công và lĩnh vực kinh doanh hay tài chính. Với một bằng kinh tế, cơ hội việc làm giới hạn ở các lĩnh vực như tư vấn doanh nghiệp, kế toán – tài chính,…

 

Xem thêm: Quản trị điều hành là gì? Công việc của quản trị điều hành?

 

Học quản trị kinh doanh

 

Quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo có mặt từ lâu đời, bao gồm tất cả các kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm việc, thành lập và vận hành, duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bất kể mọi mô hình kinh doanh, loại doanh nghiệp (tư nhân, nhà nước,…)

 

Học quản trị kinh doanh là duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Học quản trị kinh doanh là duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 

Cụ thể, chúng ta sẽ được học về cách vận hành và hoạt động của các phòng ban trong một công ty như hành chính nhân sự, tài chính, kế toán, truyền thông – marketing, sản xuất…; cách nghiên cứu, xây dựng hệ thống, tối đa hóa hiệu suất và quản trị hoạt động kinh doanh bằng tư duy để đưa ra quyết định chính xác nhất. 

 

Để có thể thuận lợi học ngành quản trị kinh doanh này, bạn đòi hỏi phải trang bị những yếu tố cơ bản như: chăm chỉ, chịu khó, sẵn sàng nhận mọi việc, chủ động, giao tiếp, đàm phán,… Đây là một trong những ngành học giúp bạn phát triển bản thân một cách toàn diện, cung cấp những kỹ năng, kiến thức giúp bạn đi làm, thăng tiến và trang trải cuộc sống chính mình.

 

Tìm hiểu thêm: Ngành Quản Trị Kinh doanh là gì? Học có khó không, sau ra làm gì?

 

Cơ hội việc làm của kinh tế và Quản trị kinh doanh 

 

 Đối với ngành quản trị kinh doanh, cơ hội việc làm cho bạn là rất lớn. Đơn giản là do nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển ra toàn khu vực, trong đó tiến bộ nhất là việc xuất khẩu nông sản qua những thị trường khó tính “bậc nhất” như Châu Âu, Hoa Kỳ,… Vậy nên nền kinh tế trong nước cũng được phát triển hết mức, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập và phát triển, trong đó công việc kinh doanh chiếm phần lớn.

 

Vậy nên khi học ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm. Tuy nhiên, đây cũng chính là mặt trái của thị trường lao động của ngành kinh doanh tại Việt Nam, nếu không cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ sớm thì khả năng bị đào thải ra khỏi ngành kinh doanh là rất cao.

 

Công ty nào cũng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn, vậy nên nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Vậy nên để có được một công việc phát triển, cơ hội thăng tiến cao, mức lương hấp dẫn, bạn bắt buộc phải chăm chỉ. Kiến thức trên trường học thôi là chưa đủ, còn phải tìm hiểu thêm trên mạng, những người anh chị đi trước, những kiến thức về kinh doanh thực tiễn,…

 

Mức thu nhập của bạn sẽ dao động trong khoảng từ 12 – 15 triệu/ tháng khi là nhân viên chính thức. Kèm với đó, cơ hội thăng tiến sẽ rất cao, mức lương sẽ dao động từ 20 – 35 triệu/tháng khi là trưởng phòng và từ 40 – 60 triệu/ tháng khi là giám đốc kinh doanh.

 

Cơ hội việc làm của kinh tế và Quản trị kinh doanh 
Cơ hội việc làm của kinh tế và Quản trị kinh doanh

 

Tìm hiểu thêm: Việc làm, mức lương của ngành Quản trị kinh doanh

 

Đối với ngành kinh tế theo đánh giá khách quan, đây là ngành học không phát triển mạnh mẽ như quản trị kinh doanh. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi, bạn lại có cơ hội thành công cao hơn với kinh doanh. Vì tỷ lệ cạnh tranh không quá cao như quản trị kinh doanh, khi theo đuổi ngành kinh tế, sau khi ra trường các bạn học sinh hoàn toàn ứng tuyển vào được những vị trí như: dịch vụ ngân hàng, nhân viên phân tích, nghiên cứu thị trường, quản lý chuỗi cung ứng Logistic, cố vấn tài chính, kế toán viên, kiểm soát viên cho các doanh nghiệp,..

 

Khi trở thành một nhân viên chính thức của những vị trí trong ngành kinh tế, mức lương của các bạn sẽ dao động từ 8 – 10 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường và từ 8 – 20 triệu đồng/tháng với những người có kinh nghiệm từ 6 tháng trở lên. Không quá cao, nhưng với chi phí cho một sinh viên ra trường từ 1 năm trở đi, thì đủ để các bạn trang trải cuộc sống tại Hà Nội mà không phải dựa dẫm vào gia đình và tích được một khoản kha khá.

 

Tỷ lệ thất nghiệp của kinh tế và Quản trị kinh doanh

 

Trước tiên về các nghề trong ngành kinh tế, chiếm 21% GDP cả nước, một tỷ trọng khá lớn – Minh chứng cho tiềm năng phát triển của nó trong tương lai vì vậy cơ hội phát triển trong nhóm ngành này là cực lớn dù ở hiện tại hay là tương lai. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng chuyên môn về nghề nghiệp, bạn hoàn toàn có thể rơi vào tình cảnh thất nghiệp, nhường chỗ cho những nhân tố tài năng hơn.

 

Tỉ lệ thất nghiệp của hai ngành kinh tế và Quản trị kinh doanh
Tỉ lệ thất nghiệp của hai ngành kinh tế và Quản trị kinh doanh

 

Về ngành quản trị kinh doanh, cơ hội việc làm của các bạn là cực khủng vì hầu như doanh nghiệp nào lập ra cũng đều có phòng kinh doanh là chủ chốt. Tuy vậy, sẽ rất khó khăn cho bạn khi chỉ có tấm bằng cử nhân, hiện tại các doanh nghiệp chú trọng vào kinh nghiệm thực tế hơn là bằng cấp, mục tiêu của họ là doanh thu, vậy nên dù cho bạn không có bằng cấp gì mà vẫn mang về được doanh thu cho các doanh nghiệp thì họ chắc chắn sẽ mời bạn về làm bằng được thôi.

 

Tính cạnh tranh trong ngành này là vô cùng lớn. Vậy nên ngoài kiến thức trên trường học, bạn buộc phải tìm hiểu thêm thế giới xung quanh, tin tức hàng ngày, xu hướng thời đại. Nên nhớ với kinh doanh, càng sáng tạo, càng khác biệt thì bạn lại càng có lợi thế. 

 

Dù là bạn chọn ngành kinh tế hay quản trị kinh doanh, thì bạn vẫn sẽ phải trải qua những ngày tháng vất vả của tuổi trẻ, vậy nên đừng lãng phí thời gian nhé, thời đại công nghệ rất phát triển, bạn sẽ có cơ hội nếu biết nắm bắt, mà cơ hội chỉ đến với những người có chí tiến thủ và không ngừng cố gắng từng ngày!

 

Xem thêm: Ngành quản trị văn phòng là gì? Ra làm gì? Học trường nào?

 

Hy vọng bài viết của Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các bạn học sinh. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai của chính mình nhé! 

 

Tin liên quan:

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo