Quản trị điều hành là gì? Trong một doanh nghiệp để có thể vận hành tốt thì cần có những người điều hành để giám sát các hoạt động. Vậy công việc cụ thể của quản trị điều hành là gì? Để biết rõ những thông tin này cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé.
Quản trị điều hành là gì?
Để hiểu rõ quản trị điều hành, trước tiên cần tìm hiểu thế nào là quản trị? Nói một cách đơn giản, quản trị đề cập đến quá trình đốc thúc các hoạt động của cá nhân, bộ phận trong tổ chức để hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra.
Bản chất của quản trị là kiến tạo giá trị thặng dư – tức doanh thu, lãi cho doanh nghiệp.
Khái niệm quản trị điều hành
Về khái niệm quản trị điều hành, quản trị điều hành là cấp quản lý cao nhất trong một tổ chức, đề cập đến quá trình thực hiện và giám sát hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc dự án để đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn.
Đội ngũ nhân sự thuộc bộ phận này chịu trách nhiệm kiểm soát, hoạch định, lãnh đạo một doanh nghiệp để điều hành các công việc cho đúng, năng suất, hiệu quả để duy trì hoạt động tốt.
Nó bao gồm việc phân phối nguồn lực, quản lý dự án và tài nguyên, quản lý nhân viên và tổ chức hoạt động hàng ngày của tổ chức. Mục tiêu của quản trị điều hành là đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu dài hạn.
Các chức năng của quản trị điều hành
Về các chức năng quản trị, có 4 chức năng cơ bản và cũng là 4 chức năng quan trọng nhất:
- Hoạch định: đề ra mục tiêu, kế hoạch thực hiện, yêu cầu về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức với 3 nhiệm vụ chính: hiện thực hóa sơ đồ tổ chức, xây dựng mục tiêu cho công việc, đề ra kết quả phải đảm bảo.
- Lãnh đạo: giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ, động viên tinh thần, tạo sự đoàn kết và gắn bó giữa các bộ phận trong tổ chức.
- Kiểm soát: thông qua hoạt động giám sát để kiểm soát quá trình thực hiện, đề ra giải pháp nhằm nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đọc thêm: Ngành Quản Trị Kinh doanh là gì? Học có khó không, sau ra làm gì?
Nhiệm vụ chính của quản trị điều hành là gì?
Nhiệm vụ chính của quản lý điều hành chính là đảm bảo thực hiện hoạt động quản trị ở các công đoạn khác nhau. Vậy hoạt động quản trị là gì?
Nắm rõ mục tiêu chiến lược của công ty
Khi nhận được mục tiêu chiến lược của công ty, doanh nghiệp thì bạn cần đảm bảo về vấn đề giữ việc thực hiện mục tiêu và đúng tiến độ dự án. Chỉ cần thay đổi nhỏ trong mục tiêu là cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều mặt của dự án đôi khi còn thiệt hệ nặng nề về doanh nghiệp.
Bất cứ mục tiêu nào cũng sẽ có ngắn hạn và dài hạn bạn sẽ phải đánh giá để đo lường các hoạt động sao cho không sót một hạng mục nào. Trong quá trình thực hiện sẽ điều phối nhân viên để đảm bảo tiến độ thực hiện mục tiêu cho doanh nghiệp.
Phân tích và đánh giá, chọn lọc dự án
Việc chọn lọc dự án quyết định đến doanh nghiệp đó phát triển hay rơi vào bế tắc. Đó là lý do vị trí này rất cần những người có kinh nghiệm vì họ sẽ biết được các lợi thế cũng những điểm yếu cần khắc phục cho một dự án.
Tuy nhiên nếu có nhiều dự án đến cùng một lúc nhưng nhân sự không đủ để triển khai thì người quản trị sẽ đưa ra những yếu tố: lợi tức sau dự án., mối quan hệ sẽ đạt được, mức độ khó khăn nếu triển khai sẽ là gì.
Ngoài ra các nhà quản trị điều hành sẽ dùng các phương pháp:
- Phương pháp hiện giá thuần: lựa chọn tỷ suất chiết khấu dòng tiền phù hợp, dự tính các dòng tiền thu và chi của dự án, …
- Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ: dự tính dòng tiền thu và chi dự án, tỷ lệ chiết khấu của các dòng tiền thu và chi làm cho hiện giá thuần dự án.
- Phương pháp kỳ hoàn vốn: thời gian cần thiết để dự án đầu tư bù đắp lại chi phí đầu tư ban đầu của một dự án.
Lên kế hoạch cho dự án
Sau khi dự án đã được chọn lọc để thực hiện việc tiếp theo chính là thực hiện một kế hoạch chi tiết để thực thi những công việc mình cần làm. Một dự án cần rất nhiều yếu tố: phân tích các mốc thời gian đầu tư, dự các thời điểm thích hợp cho sự kiện đó.
Ngoài ra cần hoạch định những kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể phát sinh để phòng trường hợp tệ nhất và có những hướng giải quyết kịp thời.
Cần nắm rõ quá trình triển khai dự án
Bạn cần nắm rõ quá trình thực hiện của dự án như đặt câu hỏi:
- Dự án đã đi đến đâu?
- Có cần bước hoạt động gì tiếp theo để thúc đẩy triển khai dự án kịp kế hoạch.
Bên cạnh đó nhà quản trị điều hành biết được nguyên nhân dự án bị kẹt lại để đưa được hướng giải quyết phù hợp.
Đọc thêm: Ngành Quản trị doanh nghiệp là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
Vai trò của quản trị điều hành là gì?
Cấp quản trị thể hiện nhiều vai trò khác nhau trong tổ chức. Bộ phận quản lý điều hành được xem là đội ngũ nhân lực chủ chốt cho mọi hoạt động của công ty/tập đoàn/doanh nghiệp/cơ quan. Không chỉ đề ra mục tiêu ban đầu, họ còn là người giám sát trực tiếp quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh và chịu trách nhiệm với các kết quả đạt được. Nhìn chung, bộ phận quản trị điều hành đóng vai trò quyết định đến sự sống còn và phát triển của tổ chức.
Phân biệt quản trị và quản lý khác nhau ở điểm nào
Hiện nay, nhiều người hoàn toàn nhầm lẫn hai khái niệm quản trị và quản lý. Vậy quản lý và quản trị khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng Trường doanh nhân CVG business school giải đáp thắc mắc nêu trên trong phần cuối của bài viết.
Về đối tượng
Tiêu chí phân biệt đầu tiên – về đối tượng. Đối tượng của quản trị điều hành là con người và các vấn đề liên quan đến tổ chức sắp xếp về vai trò làm việc. Trong khi đó, quản lý điều hành lại hướng đến công việc với nhiệm vụ là đưa ra kế hoạch và quy trình làm việc. Như vậy, quản trị hướng đến con người và quản lý hướng đến công việc.
Về quá trình
Quá trình làm việc của quản trị điều hành và quản lý điều hành cũng có sự khác biệt cơ bản. Quản trị điều hành đề cập đến quá trình đưa ra câu trả lời, các giải quyết về các vấn đề như “làm gì, làm như thế nào”. Còn quản lý điều hành giải quyết nhiệm vụ “Ai? Họ làm gì? Công việc của họ như thế nào? Dễ thấy, quá trình có liên quan mật thiết đến đối tượng như đã đề cập ở trên.
Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn là gì? Học trường nào để lương 1000 đô
Về cấp bậc
Tiêu chí tiếp theo để phân biệt quản trị điều hành và quản lý điều hành là cấp bậc. Theo đó, vị trí có cấp bậc cao hơn trong tổ chức/doanh nghiệp/cơ quan/công ty/tập đoàn là quản trị điều hành, và thấp hơn là quản lý điều hành. Như vậy, bộ phận quản lý điều hành chịu sự chi phối và chỉ đạo của cấp trên – là quản trị điều hành. Các cấp bậc quản trị cao hơn các cấp bậc quản lý.
Về chức năng
Để phân biệt rõ ràng hơn về điểm khác biệt giữa quản trị điều hành và quản lý điều hành, hãy xét đến yếu tố tiếp theo – về chức năng. Chức năng quản trị là gì? Chức năng của quản lý điều hành là gì?
- Chức năng của quản trị điều hành là lập kế hoạch, đưa ra quy trình và các phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chức năng của quản lý điều hành và thi hành, quản lý, phân công và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên.
Về tổ chức
Không khó để bắt gặp hai bộ phận – quản trị điều hành và quản lý điều hành trong các tổ chức/doanh nghiệp/cơ quan/công ty/tập đoàn. Cụ thể, quản trị điều hành là bộ phận quan trọng trong các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước. Các tổ chức còn lại không thể thiếu bộ phận quản lý điều hành. Có bộ phận quản trị điều hành hay không còn phụ thuộc vào quy mô tổ chức.
Tạm kết
Như vậy, chỉ thông qua 5 tiêu chí đầu tiên, bạn đọc đã phần nào có những hình dung rõ hơn để phân biệt quản trị và quản lý. Việc phân biệt chính xác hai khái niệm này giúp bộ phận lãnh đạo phân chia công việc chính xác, rõ ràng cho đội ngũ quản trị và đội ngũ quản lý. Từ đó góp phần vận hành tổ chức hiệu quả, tạo nguồn doanh thu tốt, phát huy thế mạnh của từng bộ phận cũng như đội ngũ nhân sự trực thuộc.
Những tiêu chí tiếp theo như bản chất, mức độ ảnh hưởng và các vấn đề cần xử lý sẽ lý giải rõ hơn hai khái niệm này.
Về bản chất
Bản chất của quản trị điều hành là gì? Bản chất của quản lý điều hành là gì? Đây cũng là yếu tố quan trọng cần nắm được để hiểu rõ quản trị và quản lý khác nhau như thế nào.
- Quản trị điều hành đưa ra các quyết định, các chính sách, đề ra mục tiêu cho doanh nghiệp.
- Trong khi đó, quản lý điều hành thực hiện các quyết định, chính sách và mục tiêu do bộ phận quản trị đề ra.
Mức độ ảnh hưởng
Bởi thế, mức độ ảnh hưởng của hai bộ phận trên cũng có sự khác biệt cơ bản. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị điều hành và quản lý điều hành hoàn toàn khác nhau. Với bộ phận quản lý, kế hoạch của nhà quản trị là yếu tố tiên quyết. Còn bộ phận quản trị, quyết định của họ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như chính sách pháp luật, tôn giáo,…
Các vấn đề xử lý
Mỗi bộ phận đều có những vấn đề phát sinh cần xử lý. Về phía nhà quản trị điều hành, các vấn đề kinh doanh, tài chính, chiến lược cần được ưu tiên hàng đầu, phải có định hướng rõ ràng, cụ thể. Đối với quản lý điều hành, điều họ quan tâm là cách vận hành tổ chức đó sao cho hiệu quả, đạt doanh thu. Do đó, quản trị điều hành và quản lý điều hành là hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, không nên tách rời.
Trường doanh nhân CVG business school đã giúp sĩ tử cũng như các bậc phụ huynh hiểu rõ về khái niệm quản trị điều hành, các công việc, nhiệm vụ của người làm công tác quản trị điều hành. Nắm rõ nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này trong tương lai gần, Trường doanh nhân CVG business school chủ trương đưa quản trị điều hành là một ngành đào tạo trong chương trình giáo dục đại học của trường. Với môi trường đạt chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giảng viên giàu trình độ chuyên môn, quản trị điều hành sẽ là lựa chọn đúng đắn cho sĩ tử trên toàn quốc.