Quản trị kinh doanh ra làm gì? Ứng tuyển vào đâu?

Quản trị kinh doanh là ngành học đa lĩnh vực giúp sinh viên được tiếp cận nhiều chuyên môn khác nhau. Đây cũng được coi là ngành học xương sống quan trọng khi đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho nền kinh tế nước nhà. Vậy Ngành Quản trị kinh doanh ra làm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

 

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh rất rộng mở. Các doanh nghiệp, tập đoàn từ nhỏ đến lớn luôn săn đón những “nhà quản trị tương lai” – “cứng chuyên môn, mềm kinh nghiệm” để dễ dàng đào tạo tại các vị trí nhân viên, chuyên viên, leader, trưởng phòng, thư ký và nhiều vị trí công việc quản lý khác.

 

Vị trí trưởng phòng kinh doanh tại các doanh nghiệp

 

Trưởng phòng là vị trí mơ ước của nhiều cử nhân quản trị kinh doanh
Trưởng phòng là vị trí mơ ước của nhiều cử nhân quản trị kinh doanh

 

Vị trí trưởng phòng tưởng chừng như xa vời và khó có được sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên nếu bạn có đủ kiến thức chuyên môn và tố chất cần thiết thì hoàn toàn không khó để đảm nhận vị trí này. Đây là vị trí tốt nhất để bạn có thể vận dụng kiến thức quản trị đã học của mình vào vận hành một doanh nghiệp trong thực tiễn.

 

Trưởng phòng kinh doanh là người sẽ tiếp nhận chiến lược của tổng giám đống để triển khai thiết lập các mục tiêu, phân bổ nhiệm vụ tới từng ban và phân tích dữ liệu thị trường để đưa ra các phương án tốt nhất cho chiến lược của doanh nghiệp.

 

Xem thêm: Quản trị kinh doanh tiếng Anh là gì? Những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành

 

Vị trí nhân viên tại các bộ phận của phòng kinh doanh 

 

Nhân viên kinh doanh có thể sẽ là vị trí đầu tiên bạn được tiếp cận sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để có thể làm tốt tại các vị trí cao hơn thì chắc hẳn đây sẽ là vị trí bạn nên trải nghiệm. 

 

Nhân viên kinh doanh là những người có trách nhiệm tìm kiếm, tư vấn và thuyết phục khách hàng với mục tiêu chính là ký được hợp đồng, mang khách hàng về cho doanh nghiệp. Công việc này bao gồm các vị trí như: nhân viên sale, chuyên viên chăm sóc khách hàng,….

 

Tư vấn doanh nghiệp

 

Tư vấn chính là công việc đề xuất những biện pháp giúp cho doanh nghiệp có để cải thiện hiệu quả trong việc kinh doanh thông qua tăng doanh thu và giảm chi phí.

 

Đây là lĩnh vực đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm, thống kê và đánh giá các vấn đề một cách toàn diện, nhận định được tính chất sự việc và trực tiếp tham gia vào thiết kế quy trình cải tiến.

 

Công việc kế toán, kiểm toán

 

Trong quá trình học quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể theo đổi công việc này nếu thật sự có đam mê. Bạn sẽ cần học thêm để lấy các chứng chỉ về kiểm toán, kế toán nhằm phục vụ cho công việc. 

 

Xem thêm: Quản trị kinh doanh thi khối nào? Gồm những tổ hợp môn gì?

 

Tư vấn tài chính

 

Lĩnh vực tài chính bao gồm đầu tư, bảo hiểm, quản lý tài sản, tài chính cá nhân,… Nếu như bạn là người có đam mê về các con số, công việc này sẽ tạo điều kiện cho bạn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thị trường tiền tệ,…

 

Nghiên cứu thị trường phát triển doanh nghiệp

 

Nếu bạn là một người yêu thích nghiên cứu, thống kê số liệu thì công việc nghiên cứu thị trường sẽ khá phù hợp với một sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh như bạn.

 

Công việc của bạn sẽ phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu và đánh giá sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, đóng góp vai trò trong nghiên cứu để đề xuất các chiến dịch quảng bá, chiến dịch truyền thông và chiến dịch bán hàng để mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

Xem thêm: Quản trị kinh doanh quốc tế là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?

 

Làm việc trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing

 

Marketing là lĩnh vực được nhiều cử nhân quản trị kinh doanh “săn đón”
Marketing là lĩnh vực được nhiều cử nhân quản trị kinh doanh “săn đón”

 

Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh, marketing gần như được đánh giá là phổ biến và sử dụng nhiều nhất. Vì vậy cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường là vô cùng rộng mở. Bạn có thể thử sức ở vị trí nhân viên, chuyên viên và thăng cấp lên các chức vụ cao hơn. 

 

Trong lĩnh vực marketing, công việc sẽ chủ yếu bao gồm lên ý tưởng, làm truyền thông, viết content, thiết kế, chạy quảng cáo,.. thực hiện các chiến dịch tiếp thị và phát triển thương hiệu doanh nghiệp,….

 

Kinh doanh hoặc đầu tư phi lợi nhuận

 

Các công việc mang tính chất phi lợi nhuận là hoạt động kinh doanh không vì lợi ích của các thành viên trong tổ chức mà vì lợi ích của xã hội, cộng đồng hay một cá nhân cần được hỗ trợ hoặc từ thiện. Vì vậy đòi hỏi khả năng thuyết phục, đàm phán, lãnh đạo, tầm nhìn tốt, tư duy nhạy bén và một tâm huyết trong ngành lớn.

 

Giảng dạy trong chuyên ngành Quản trị kinh doanh

 

Học quản trị kinh doanh sẽ đào tạo bạn phát triển tố chất thuyết trình, đàm phán và thuyết phục. Nếu bạn thấy hứng thú và giỏi trong truyền đạt, chia sẻ kiến thức cho người khác. Hãy thử cân nhắc các vị trí như giảng viên, trợ giảng tại ở các trường đại học/cao đẳng hay trung cấp.

 

Kế thừa doanh nghiệp gia đình hoặc tự thành lập công ty riêng.

 

Đối với các bạn sinh viên học quản trị kinh doanh ra muốn kế thừa và phát triển doanh nghiệp đã có tại gia đình, sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, học quản trị kinh doanh cũng là một con đường để đào tạo những “chủ doanh nghiệp” tương lai khi bạn có đủ bản lĩnh và kiến thức để thành lập và điều hành doanh nghiệp của riêng mình.

 

Xem thêm: Ngành Quản trị kinh doanh khó xin việc? Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh 2023

 

Người có tố chất thế nào sẽ phù hợp với ngành quản trị kinh doanh?

 

“Phi thương bất phú” ai cũng đều có khả năng kinh doanh, nhưng để trở thành nhà quản trị giỏi không phải ai cũng làm được. Đây là một vài tố chất không thể thiếu để trở thành một nhà quản trị giỏi: 

  • Thực sự đam mê, yêu thích với lĩnh vực kinh doanh.
  • Luôn nắm bắt và cập nhật tình hình kinh tế, biến động xã hội.
  • Có hệ thống tư duy logic, khả năng tiếp thu nhanh.
  • Khả năng quan sát, nắm bắt vấn đề tốt, nhạy bén trong công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán và thuyết phục giỏi.
  • Phong cách mạnh mẽ, tự tin, năng động và quyết đoán.
  • Chịu được áp lực tốt, có thể làm việc trong môi trường cạnh tranh, khối lượng công việc lớn.

 

Hãy đối chiếu với tính cách, tố chất, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân nếu muốn biết mình có thực sự phù hợp với ngành quản trị kinh doanh hay không. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp hoặc rèn luyện những tố chất còn thiếu.

 

Xem thêm: Top 10 Trường đào tạo Quản trị kinh doanh Tốt nhất Việt Nam

 

Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

 

Quản trị Kinh doanh được hiểu đơn giản là quá trình thực hiện các hành vi quản trị trong kinh doanh để phát triển tài chính doanh nghiệp. Quá trình quản trị bao gồm: Hoạch định chiến lược kinh doanh; Xây dựng hệ thống nhân sự và quy trình vận hành doanh nghiệp; quản lý hiệu quả kinh doanh;… bằng quá trình quản trị và vận hành của chủ doanh nghiệp.

 

Bạn đã biết về ngành quản trị kinh doanh?
Bạn đã biết về ngành quản trị kinh doanh?

 

Đây là ngành nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ vì tính chất công việc “năng động” và “hợp thời”. Bên cạnh đó, quản trị kinh doanh còn là một ngành khoa học quản lý tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực nhằm đào tạo ra những doanh nhân tương lai ưu tú của đất nước.

 

Đọc thêm: Các chuyên ngành trong quản trị kinh doanh

 

Quản trị kinh doanh học môn gì?

 

Ngành quản trị kinh doanh được đánh giá với mức điểm chuẩn khá cao, chương trình học bao gồm các bộ môn căn bản về “kinh doanh” và “quản trị”. Bạn sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức cơ bản trong khối ngành kinh tế như: Quản trị, tài chính, nhân sự, thị trường, kế toán và các chiến lược marketing.

 

Ngành khoa học quản lý tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực.
Ngành khoa học quản lý tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực.

 

Bên cạnh các kiến thức trên, bạn sẽ được rèn luyện tư duy hệ thống và kỹ năng lãnh đạo. Hơn thế nữa, bạn sẽ được thực chiến với nhiều mô hình quản trị và đánh giá mô hình nào sẽ mang đến hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.

 

Các môn học thuộc chương trình đào tạo của ngành quản trị kinh doanh cụ thể như:

 

Môn học cơ sở:

  • Môn học kinh tế vi mô
  • Môn học kinh tế vĩ mô
  • Môn quản trị học
  • Môn kinh tế học

 

Môn học chuyên ngành:

  • Môn quản trị kinh doanh
  • Môn quản trị doanh nghiệp
  • Môn quản trị chất lượng
  • Môn quản trị chiến lược 
  • Môn quản trị marketing
  • Môn quản trị nguồn nhân lực
  • Môn quản trị dự án
  • Môn quản trị chuỗi cung ứng logistic
  • Môn về quản trị truyền thông

 

Mỗi trường học sẽ có chương trình đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh khác nhau. Có trường lựa chọn việc giảng dạy lý thuyết trước sau đó cho sinh viên đi thực tập, có trường sẽ lựa chọn đào tạo lý thuyết kết hợp thực hành cho sinh viên. Hình thức đào tạo nào cũng có điểm tốt riêng, phụ thuộc và khả năng tiếp thu và học tập bạn.

 

Với những thông tin mà trường doanh nhân CEO việt nam cung cấp đã giải đáp được cho bạn thắc mắc Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Quan trọng bạn phải hiểu bản thân mình thật sự có đam mê và khát vọng với ngành này hay không. Mong rằng bài viết trên đã có thể giúp bạn định hướng rõ hơn về công việc và ngành nghề trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo