Quản trị chiến lược là gì? Vai trò, quy trình và lợi ích?

Quản trị chiến lược là gì? Quản trị chiến lược giúp tổ chức giải quyết các vấn đề thách thức mà tổ chức chưa hoạch định và quản lý được? Những vấn đề của các bạn sẽ được chúng tôi giải quyết trong bài này, cùng tìm hiểu nhé.

 

Quản trị chiến lược là gì?

 

Quản trị chiến lược (Strategic management) là tổng hợp các chiến lược quá trình nhằm xây dựng phương hướng và các mục tiêu kinh doanh để triển khai mục đích thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có để giúp cho tổ chức có thể đạt được mục tiêu dài hạn.

 

Thực chất quản trị chiến lược là một quá trình quản lý và định hướng sự phát triển của một doanh nghiệp hoặc tổ chức bằng cách xác định mục tiêu và phương pháp đạt được mục tiêu đó.

 

Quản trị chiến lược bao gồm việc phân tích nền kinh tế, thị trường và các đối thủ, xác định sức mạnh và yếu điểm của doanh nghiệp, và quyết định về hướng phát triển cho tương lai. Kết quả của quản trị chiến lược là một kế hoạch chiến lược dài hạn và mục tiêu chiến lược được áp dụng cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

 

Định hướng được đến mục tiêu cần đạt được
Định hướng được đến mục tiêu cần đạt được

 

Tìm hiểu thêm: Ngành Quản Trị Kinh doanh là gì? Học có khó không, sau ra làm gì?

 

Tại sao doanh nghiệp cần phải thực hiện quản trị chiến lược?

 

Theo thống kê hiện nay nhiều doanh nghiệp thường bị cuốn vào vòng xoáy công việc phát sinh hàng ngày và không liên quan đến kế hoạch đã dự báo từ trước dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra và chậm tiến độ. Vậy quản trị chiến lược tại sao doanh nghiệp nên thực hiện cùng theo dõi dưới đây nhé.

 

Mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

 

Muốn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt bạn phải nắm được lợi thế cạnh tranh. Khi bạn mang lại cho doanh nghiệp được lợi thế cạnh tranh thì sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ, công ty ngày càng thành công và tồn tại được lâu dài.

 

Lợi ích mà nó mang lại khi tồn tại được ở doanh nghiệp bạn: về chi phí, sản phẩm độc lạ khác biệt, dịch vụ luôn được khách hàng hài lòng,… từ đó cung cấp giá trị cho thương hiệu. Vậy có những cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh:

 

  • Dựa vào ưu thế tương đối để phát huy: Sử dụng chiến lược kinh doanh để so sánh mình so với đối thủ để tìm ra sự khác biệt, điểm mạnh của mình để xây dựng chiến lược hiệu quả.
  • Yếu tố sáng tạo: Để doanh nghiệp khác biệt, đột phá thì cần những nhân tố phá cách, sáng tạo trong thời đại công nghệ số. Bên cạnh đó phải chấp nhận những rủi ro, thách thức mà nó mang lại. Ví dụ: nên cải tiến chất lượng dịch vụ như thế nào để khách hàng hài lòng nhất, thời gian cung ứng như nào là hợp lý, dịch vụ hỗ trợ khác gì so với bên khác,…

 

Có 3 chiến lược để bạn cạnh tranh: khác biệt về hàng hóa, cạnh tranh về giá, chiến lược tập trung.

 

Đem đến những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp của bạn
Đem đến những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp của bạn

 

Xem thêm: Quản trị điều hành là gì? Công việc của quản trị điều hành?

 

Giúp đạt mua tiêu

 

Muốn đạt được mục tiêu bạn cần xác định lại lý do để định hướng doanh nghiệp có hướng đi chiến lược cụ thể và tiết kiệm thời gian phân tích chiến lược. Có những bước để đạt mục tiêu như sau:

 

  • Bước 1: Lập kế hoạch cho thị trường mục tiêu – bạn cần thu thập các số liệu thống kê, quan sát thị trường tiềm năng, lên các danh sách các sản phẩm và dịch vụ mà thị trường đó cung cấp được.
  • Bước 2: Thực hiện phân đoạn thị trường – phân khúc theo đặc điểm tính cách của khách hàng, vị trí địa lý, địa vị xã hội, hành vi,…
  • Bước 3: Xác định nhu cầu hành vi khách hàng hướng đến
  • Bước 4: Xây dựng các chiến lược thị trường
  • Bước 5: Thử nghiệm quảng cáo để test sự lan tỏa sản phẩm.

 

Thiết lập quá trình để đạt mục tiêu đúng kỳ hạn
Thiết lập quá trình để đạt mục tiêu đúng kỳ hạn

 

Khiến doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

 

Sau khi hoàn thiện các giai đoạn xây dựng và phát triển thương hiệu thì tăng trưởng bền vững là vô cùng quan trọng. Nếu không có sự tăng trưởng đồng nghĩa doanh nghiệp của bạn đang chấp nhận đứng yên.Bạn cần lên một chiến lược mới cho vấn đề tăng trưởng bền vững. Vậy bạn cần làm gì?

 

  • Sử dụng công cụ thương mạng điện tử hết sức tối đa
  • Quản trị website nghiêm túc, rõ ràng, uy tín hơn
  • Đẩy mạnh quảng cáo trên kênh thông tin online khác nhau
  • Khoanh vùng cạnh tranh: cạnh tranh với những đối thủ nhỏ trước để dồn lực chiến đấu cho đối thủ mạnh hơn
  • Tạo nên sự khác biệt
  • Chứng minh cho khách hàng thấy sự nổi trội khác biệt mà sản phẩm, dịch vụ bạn mang lại.
  • Tránh than vãn mà hãy đi tìm giải pháp cho chính thương hiệu của mình: tối ưu lại quá trình tăng trưởng, sử dụng công cụ để hỗ trợ thương hiệu, tạo nguồn nhân lực chuyên môn, nhiệt huyết, khả năng sáng tạo không ngừng để giải quyết vấn đề.

 

Quản trị chiến lược giúp thương hiệu của bạn bền vững hơn
Quản trị chiến lược giúp thương hiệu của bạn bền vững hơn

 

Xem thêm: Ngành quản trị văn phòng là gì? Ra làm gì? Học trường nào?

 

Tạo gắn kết cho tổ chức

 

Lợi ích của việc gắn kết nhân viên đối với tổ đem lại lợi ích vô cùng đó là:

  • Đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận của tổ chức: Khi một nhân viên gắn kết sẽ luôn có tinh thần cống hiến khi đó làm việc sẽ năng suất hơn, sáng tạo hơn và đặc biệt góp tạo nên doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao hiệu suất làm việc: Khi gắn kết họ sẽ làm việc tập trung, chịu trách nhiệm với công việc mình làm hơn và tạo ra hiệu suất vượt kỳ vọng.
  • Giảm rủi ro trong công việc: Khi cảm họ nhận được sự gắn kết, nhận thấy vai trò, giá trị của mình đối với tổ chức thì tiến hành công việc sẽ cẩn thận, tận tâm, nhờ đó giảm rủi ro xuống và chất lượng công việc tăng lên.

 

Các ý tưởng gắn kết nhân viên:

  • Ghi nhận sự chăm chỉ nỗ lực của họ
  • Cùng nhau tham gia tổ chức thiện nguyện để hiểu nhau hơn
  • Hỗ trợ ngân sách để nhân viên đi học những chương trình liên quan đến chuyên ngành để nâng cao bản thân
  • Khuyến khích các dự án cá nhân
  • Bạn nên ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của nhân viên
  • Giữ lương cạnh tranh tránh bị phụ thuộc quá nhiều lương thưởng
  • Có văn hóa công ty rõ ràng
  • Nhân viên cần biết rõ con đường thăng tiến của họ
  • Khuyến khích công nhận cá nhân từ các thành viên trong nhóm

 

Mọi người đều có thể gắn kết với nhau hơn
Mọi người đều có thể gắn kết với nhau hơn

 

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh có khó không? Ra làm gì? Lời khuyên

 

Ý nghĩa việc quản trị chiến lược

 

Quản trị chiến lược sẽ giúp cho một tổ chức, công ty có thể chủ động hơn thay vì bị động. Chính vì vậy những nhà điều hành doanh nghiệp cần phải vô cùng quan tâm về việc đưa ra các chiến lược để quản trị chúng tốt nhất.

 

Khi họ đã hiểu thì mục tiêu lớn nhất của việc quản trị chiến lược là bạn đạt được sự thấu hiểu, cam kết những lời hứa đối với những đội ngũ nhân viên trong công ty. Bởi mỗi doanh nghiệp mọi người sẽ đều hiểu được những gì doanh nghiệp đang làm gì cho bản thân của họ. Họ cảm nhận được mình là một phần đóng góp cho công ty phát triển, được trân trọng quyền cá nhân, năng lực.

 

Quá trình quản trị chiến lược trải qua những giai đoạn nào?

 

Quá trình mà lên được quản trị chiến lược đi qua 4 giai đoạn chính:

 

Phân tích tình hình: Bạn hãy phân tích cả môi trường bên trong và bên ngoài bao gồm: chính trị, môi trường, xã hội, công nghệ, những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức, điểm mạnh điểm yếu và những thách thức.

 

Xây dựng chiến lược cụ thể: Xác định sứ mệnh, có những mục tiêu cụ thể rõ ràng, đưa ra các chiến lược chính sách.

 

Triển khai và thực hiện kế hoạch: Bao gồm hành động, quy trình, ngân sách.

 

Đánh giá và kiểm soát: Đánh giá kết quả đưa ra những ý kiến để điều chỉnh khi cần thiết.

 

Các hình thức quản trị chiến lược

 

Bạn đã hiểu điều quan trọng mà các doanh nghiệp nên phải làm là gì rồi. Vậy họ đã áp dụng mô hình nào để có thể vận hành trơn tru được. Cùng tìm hiểu nhé.

 

Quản trị chiến lược theo mô hình SWOT

 

Mô hình này không quá còn xa lạ với mọi người nhưng để áp dụng nó vào doanh nghiệp thì vô cùng vất vả. Vậy nó sẽ áp dụng trong trường hợp nào:

 

  • Các buổi brainstorming ý tưởng
  • Giải quyết vấn đề (nguồn lực, cơ cấu tổ chức, văn hóa, năng suất lao động, …)
  • Lập kế hoạch
  • Ra quyết định
  • Đánh giá (chất lượng sản phẩm, đối thủ, dịch vụ)

 

Quản trị chiến lược bằng thẻ điểm cân bằng BSC

 

Các doanh nghiệp có tính đổi mới thường sẽ sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC như một hệ thống quản lý mang tính chiến lược mục đích quản lý chiến lược dài hạn. Họ sẽ tập trung vào các quá trình:

 

  • Làm rõ,  truyền đạt tầm nhìn và chiến lược
  • Truyền đạt, liên kết các mục tiêu chiến lược và các tiêu chí đánh giá với nhau
  • Lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu, liên kết các biện pháp chiến lược
  • Xúc tiến các phản hồi, các học hỏi mang tính chiến lược

 

Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình định hình lại
Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình định hình lại

 

Bạn đã hiểu được “Quản trị chiến lược là gì?” Chúng tôi mong rằng đọc bài này xong doanh nghiệp của bạn đã có hướng đi rõ ràng hơn, có tính chặt chẽ, nhất quán hơn. Nếu thắc ,mắc bất cứ điều gì liên quan đến kinh doanh hãy liên hệ trực tiếp website Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo