Ngành quản trị nhân lực học gì? Ra làm gì? Lương bao nhiêu?

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, để vận hành và phát triển đều cần có nguồn nhân lực phù hợp. Từ đây, ngành Quản trị nhân lực ra đời và phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, liệu bạn đã biết cụ thể ngành Quản trị nhân lực là gì và những kỹ năng cần có khi làm việc trong lĩnh vực này chưa?  Để hiểu hơn về ngành này hãy cùng Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

 

Ngành Quản trị nhân lực là gì?

 

Ngành Quản trị nhân lực (tên tiếng Anh là Human Resource Management) là ngành đào tạo các kiến thức và kỹ năng trong việc khai thác, quản lý tài nguyên con người của một tổ chức sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. 

 

Quản trị nhân lực giúp xây dựng, giám sát và triển khai hệ thống quản trị các phòng ban
Quản trị nhân lực giúp xây dựng, giám sát và triển khai hệ thống quản trị các phòng ban

 

Cụ thể, Quản trị nhân lực sẽ bao gồm quản lý nhân sự, giúp mỗi nhân sự được phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mình và trung thành, nhiệt huyết để cống hiến, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. 

 

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân sự sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chính như: 

– Thu thập, sắp xếp và quản lý các hồ sơ liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp theo cách khoa học và hợp lý nhất. 

– Tổ chức lưu trữ những thông tin về nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. 

– Cập nhật các dữ liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng để thuận tiện trong quản lý nguồn nhân lực. 

– Xây dựng, giám sát và triển khai hệ thống quản trị các phòng ban, công việc của doanh nghiệp. 

– Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến BHXH của các nhân lực trong doanh nghiệp. 

 

Tìm hiểu thêm về: Ngành Quản Trị Kinh doanh là gì? Học có khó không, sau ra làm gì?

 

Ngành quản trị nhân lực học những gì? 

 

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của bộ phận quản trị nhân lực trong các tổ chức/tập đoàn/doanh nghiệp/cơ quan. Để tạo ra đội ngũ nhân lực tốt nhất làm việc trong bộ phận này, chương trình giảng dạy luôn được cập nhật và đổi mới, phù hợp với xu thế cũng như đòi hỏi chung của thị trường tuyển dụng.

 

Theo đó, sinh viên học ngành quản trị nhân lực tại các trường Đại học/Cao đẳng/Học viện sẽ được tiếp cận với những nội dung kiến thức sau:

 

  • Hiểu sâu, hiểu rõ về khái niệm “nhân lực”, cách phân loại nguồn nhân lực và vai trò của từng nhóm nhân lực trong tổ chức.
  • Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực sao cho phù hợp với đặc điểm, chức năng và định hướng phát triển của tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Quy trình và cấu trúc liên hệ, tương tác giữa nguồn nhân lực sao cho hợp lý, hiệu quả, góp phần phát triển doanh nghiệp/cơ quan/tập đoàn.
  • Quy trình và cách thức quản lý nguồn nhân lực; cách xử lý khủng hoảng nhân lực, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhân lực trong từng giai đoạn cụ thể.
  • Làm thế nào để định hướng và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất?
  • Cùng với đó là cơ hội học tập, thực hành tại bộ phận quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp/tập đoàn/cơ quan có tiếng.

 

Ngành quản trị nhân lực thi khối nào?

 

Hiện nay, không khó để tìm được các trường đào tạo ngành quản trị nhân lực. Bên cạnh mức điểm đầu vào đa dạng, phù hợp với nhiều thí sinh cùng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng, các trường tuyển sinh đa dạng nhiều khối khác nhau, mang đến cho thí sinh vô vàn sự lựa chọn. Ngành Quản trị nhân lực thi khối nào? Theo đó, các khối xét tuyển ngành này bao gồm: 

 

  • Khối A00 bao gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học.
  • Khối A01 bao gồm các môn: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
  • Khối D01 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • Khối D07 bao gồm các môn: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • Khối B00 bao gồm các môn: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • Khối C00 bao gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
  • Khối C15 bao gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • Khối D09 bao gồm các môn: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • Khối D03 bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, tiếng Pháp.
  • Khối D78 bao gồm các môn: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • Khối D90 bao gồm các môn: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.

 

Như vậy, thí sinh có nhiều tổ hợp môn khác nhau để xét tuyển nguyện vọng vào ngành quản trị nhân lực tại các trường. Tùy theo mong muốn cũng như lực học, sĩ tử có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất. Thông thường, chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển sẽ được các trường Đại học/Cao đẳng/Học viện công bố từ 1-2 tháng trước khi kỳ thi THPT diễn ra. Thí sinh có thể theo dõi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin của nhà trường để có sự chuẩn bị kỹ càng.

 

Ngành Quản trị nhân lực lấy bao nhiêu điểm?

 

Theo học ngành Quản trị nhân lực, người học được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên ngành về kinh tế, quản trị học, tổ chức lao động, tuyển chọn nhân lực, quản trị nhân lực nhân công, quản trị tiền lương, quản trị văn phòng, đánh giá hiệu quả công việc… 

 

Vậy ngành Quản trị nhân lực học trường nào? Một số cơ sở đào tạo nổi tiếng của ngành này có thể kể đến như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại

Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam… 

 

Trong năm 2022, điểm chuẩn của ngành Quản trị nhân lực tại các trường đại học khoảng từ 15 đến 27.45 điểm (thang điểm là 30). 

 

Trường Doanh nhân CEO Việt Nam tuyển sinh đầu vào không dựa vào điểm số
Trường Doanh nhân CEO Việt Nam tuyển sinh đầu vào không dựa vào điểm số

 

Điểm chuẩn ngành quản trị nhân lực của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, các tiêu chí cơ bản tác động đến điểm chuẩn qua từng năm là chỉ tiêu tuyển sinh của trường, định hướng phát triển ngành của trường trong tương lai gần cũng như sự phát triển chung của ngành học, yêu cầu nhân lực trong ngành,… Tuy nhiên, điểm chuẩn ngành quản trị nhân lực của các trường trong 3 năm gần nhất cũng là nguồn tham khảo hữu ích để sĩ tử đưa ra sự lựa chọn phù hợp cũng như xây dựng phương án ôn tập hiệu quả.

 

Học ngành Quản trị nhân lực ra làm gì?

 

Ngành Quản trị nhân lực đang được rất nhiều doanh nghiệp săn đón
Ngành Quản trị nhân lực đang được rất nhiều doanh nghiệp săn đón

 

Là ngành đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, Quản trị nhân lực tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với những kiến thức và kỹ năng đã được học tập và trau dồi, các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

 

– Nhân viên hành chính nhân sự, pháp lý nhân sự của doanh nghiệp

– Giảng viên nội bộ, nhân viên quản lý đào tạo nhân sự

– Chuyên viên phụ trách nhân sự về nội dung, truyền thông, tuyển dụng, chính sách, đào tạo. 

– Trưởng/Phó phòng nhân sự, Giám đốc nhân sự… 

 

Mức lương của ngành quản trị nhân lực là bao nhiêu?

 

Mức thu nhập hấp dẫn
Mức thu nhập hấp dẫn

 

Không chỉ mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập của ngành Quản trị nhân lực cũng vô cùng hấp dẫn. Mỗi vị trí tuyển dụng sẽ có một mức lương khác nhau, tuy nhiên, thu nhập bình quân của ngành này hiện nay đang ở mức khá so với những lĩnh vực khác. 

 

Đối với vị trí nhân viên, mức lương sẽ dao động từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng. 

Đối với vị trí phó trưởng phòng, mức lương sẽ trong khoảng từ 12 – 30 triệu đồng/tháng. 

Với vị trí trưởng phòng, mức thu nhập trong khoảng 20 – 40 triệu đồng/tháng.

Vị trí Giám đốc ngành Quản lý nhân lực, mức lương khá cao, thường từ 30 – 100 triệu đồng/tháng. 

 

Quản trị nhân sự (Human Resource Management) là ngành được kỳ vọng phát triển nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể theo đuổi lĩnh vực này, bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản trị giỏi. 

 

Xem thêm: TOP 11 Trường ĐH đào tạo ngành quản trị nhân lực tốt nhất

 

Những kỹ năng cần có khi làm việc trong ngành quản trị nhân lực?

 

Trong bất cứ công việc nào cũng vậy, muốn thành công, bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng nhất định. Vậy để trở thành một nhà quản trị nhân lực giỏi, bạn cần “bỏ túi” những kỹ năng gì? 

 

Kỹ năng chuyên môn

 

Đây là yếu tố đầu tiên mà người theo học ngành Quản trị nhân lực cần phải có. Đối với yếu tố chuyên môn, người làm về nhân sự cần nắm được những kiến thức về dự báo nhu cầu nhân sự, hoạch định nguồn nhân lực, phác họa những ứng viên tiềm năng cho mỗi vị trí của doanh nghiệp. Sau đó là sắp xếp phỏng vấn, tuyển dụng hiệu quả, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp… 

 

Với một người quản lý nhân sự, việc nâng cao chuyên môn là điều vô cùng quan trọng. Khi bạn có kiến thức, năng lực chuyên môn thì ở môi trường nào, bạn cũng có thể thích nghi và phát huy hết tiềm năng của mình. Hơn hết, khi có đủ kiến thức và năng lực nghề nghiệp thì bạn mới có thể hoàn thành tốt công việc quản lý nhân sự. 

 

Có tầm nhìn chiến lược

 

Kỹ năng tầm nhìn chiến lược nắm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Kỹ năng tầm nhìn chiến lược nắm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

 

Với một người làm quản trị nhân lực, tầm nhìn chiến lược là điều tiên quyết cần phải có. Đây là kỹ năng giúp bạn có cái nhìn bao quát về chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tổ chức, từ đó tận dụng nguồn lực để tạo ra những giá trị hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. 

 

Được coi là cánh tay phải đắc lực cho lãnh đạo của doanh nghiệp, phòng quản trị nhân sự sẽ tìm kiếm và phát hiện ra đâu là những người đảm nhận tốt từng lĩnh vực trong công việc. 

 

Kỹ năng giao tiếp

 

Trong bất cứ công việc, nghề nghiệp nào, kỹ năng giao tiếp cũng giữ vai trò bổ trợ rất lớn. Không chỉ giúp bạn nói chuyện, giao lưu với đồng nghiệp mà còn gây ấn tượng với đối tác, khách hàng. 

 

Đối với nghề nhân sự, người nhân viên cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải là người khéo léo và nhạy bén trong các ứng xử với các thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là hiểu rõ tính chất công việc của từng người để có thể giúp đỡ và hỗ trợ khi cần thiết. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, một người quản lý cần rèn luyện những kỹ năng sau: 

 

– Lịch sự, hòa nhã với mọi người, biết kiềm chế cảm xúc bản thân

– Giọng nói, phong thái tự tin, dễ nghe và thuyết phục

– Thông minh, nhanh nhẹn, biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh

– Ăn nói lưu loát, khả năng truyền đạt tốt, biết lắng nghe

– Hiểu biết rộng về kiến thức xã hội và thích ứng được trong mọi hoàn cảnh 

 

Kỹ năng làm việc nhóm

 

Kết nối các thành viên và các phòng ban hoàn thành công việc tốt nhất
Kết nối các thành viên và các phòng ban hoàn thành công việc tốt nhất

 

Đây cũng là kỹ năng cần thiết đối với người làm quản trị nhân lực. Đặc biệt, đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc của công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (vì khối lượng công việc quá nhiều). Do đó, trong công việc, bạn bắt buộc phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các phòng ban khác và các thành viên khác trong phòng nhân sự để có thể hoàn thành tốt công việc. 

 

Khi là thành viên trong một đội nhóm nào đó, thành công hay thất bại của nhóm cũng là thành công – thất bại của chính bạn. Chính vì thế, bạn cần phải hòa đồng và phối hợp thật tốt với mọi người để công việc được thực hiện thuận lợi, dễ dàng hơn. 

 

Tận tâm, nhiệt tình với công việc

 

Là một người làm quản trị nhân lực, sự tận tâm, nhiệt tình là một trong những yếu tố cần có. Để khẳng định được cái tâm và cái tầm của mình trong công việc, bạn cần phải hết lòng cống hiến và không ngại khó để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. 

 

Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

 

Để chăm sóc tốt hơn cho nhân sự, người làm quản trị nhân lực cần biết lắng nghe, thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm bắt được mong muốn, suy nghĩ của người lao động, từ đó, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho nhân sự và doanh nghiệp. 

 

Quản trị nhân lực học trường nào?

 

Nắm bắt nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ ngành quản trị nhân lực, các trường Đại học/Cao đẳng/Học viện trên toàn quốc không ngừng đầu tư mở rộng, nâng cấp chất lượng đào tạo ngành học này. Trong phần cuối của bài viết, hãy cùng Trường doanh nhân CVG business school điểm qua một số trường top đầu trong đào tạo ngành quản trị nhân lực.

 

  • Cái tên đầu tiên không ai khác là Trường doanh nhân CVG business school. Ngành quản trị nhân lực là ngành đào tạo mũi nhọn của trường, được nhiều thí sinh lựa chọn theo học. Đội ngũ giảng dạy ngành quản trị nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế. Nhờ vậy, sinh viên được tiếp cận với kiến thức chuyên môn cùng cơ hội thực hành ngay khi còn ngồi trên giảng đường.
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là trường đào tạo ngành quản trị nhân lực chất lượng hàng đầu. Không ai có thể phủ nhận về chương trình giảng dạy, trình độ của đội ngũ giảng viên tại đây. Không chỉ có bằng cấp, học vị, giảng viên ngành quản trị nhân lực tại trường Kinh tế Quốc dân còn mang đến cho sinh viên những bài học bổ ích, kinh nghiệm thực tế để áp dụng trong mọi doanh nghiệp/cơ quan/tập đoàn,…
  • Trường Đại học Lao động – Xã hội là cái tên tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này. Thành lập đã lâu song chương trình giảng dạy ngành quản trị nhân lực trường Đại học Lao động – Xã hội luôn được đổi mới, cập nhật mỗi ngày để phù hợp với xu hướng cũng như yêu cầu của thị trường. Tỉ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm với mức thu nhập ổn định luôn ở mức cao, là minh chứng rõ nhất cho thấy chất lượng đào tạo vượt bậc của trường.

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp sĩ tử cũng như các bậc phụ huynh giải đáp mọi thông tin về ngành quản trị nhân lực. Đây là một lĩnh vực rất hot trong thời gian vừa qua và được dự báo vẫn giữ được sức nóng trong tương lai. Trường doanh nhân CVG business school tin rằng đây là sự lựa chọn phù hợp với các sĩ tử, mang đến cho bạn cơ hội phát triển bản thân và có việc làm cùng mức thu nhập mơ ước.

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo