Ngành quản trị thương hiệu là gì? Làm gì? Học trường nào?

Trong bối cảnh hiện nay, quản trị thương hiệu là một trong những hạng mục mà các tập đoàn/doanh nghiệp cần tập trung đầu tư và phát triển. Một thương hiệu tốt sẽ tạo được dấu ấn đậm nét với khách hàng, giữ vị trí vững chắc trên thị trường, nhất là khi các đơn vị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vậy ngành quản trị thương hiệu là gì? Hãy cùng Trường doanh nhân CVG business school giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Ngành quản trị thương hiệu là gì?

 

Quản trị thương hiệu (Brand Management) là bạn sẽ lập chiến lược và đánh giá thương hiệu trên các khía cạnh: định vị thương hiệu, nhận thức thương hiệu, khách hàng mục tiêu, hình ảnh thương hiệu. Nó không chỉ đơn giản là một cái tên, câu slogan, logo,.. mà nó còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn rất nhiều.

 

Ngành quản trị thương hiệu là một ngành nghề liên quan đến sự quản lý, xây dựng và duy trì tính cạnh tranh của thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các hoạt động như tạo dựng, bảo trì và tăng cường giá trị của thương hiệu, từ việc đảm bảo tính tương đồng và tính nhận diện trên toàn thế giới cho đến việc quản lý và phát triển chương trình marketing cho thương hiệu.

 

Thương hiệu dù tốt đến đâu thì sẽ có giai đoạn tụt lùi vậy nên việc quản trị thương hiệu có vai trò quan trọng để hạn chế sự tụt dốc đó, có thể còn kéo được thương hiệu lên.

 

Lên chiến lược để giúp thương hiệu doanh nghiệp lan tỏa
Lên chiến lược để giúp thương hiệu doanh nghiệp lan tỏa

 

Tham khảo thêm: Ngành Quản Trị Kinh doanh là gì? Học có khó không, sau ra làm gì?

 

Chuyên ngành quản trị thương hiệu sẽ được học những gì?

 

Theo học chuyên ngành quản trị thương hiệu, sinh viên được tiếp cận với đa dạng kiến thức, cả về chuyên môn và kiến thức thực hành.

 

  • Hiểu rõ khái niệm thương hiệu là gì? Thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm,…
  • Khi nào cần xây dựng và quản trị thương hiệu? Hình ảnh thương hiệu có vai trò như thế nào với các cá nhân, tổ chức?,…
  • Các xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp, cho các sản phẩm; thương hiệu cá nhân và thương hiệu tổ chức,…
  • Cách xử lý khủng hoảng liên quan đến thương hiệu, nghiên cứu các trường hợp thực tế cụ thể để rút ra bài học, kinh nghiệm để dễ dàng áp dụng thực hành.

 

Ưu điểm của ngành quản trị thương hiệu

 

Không phải ngẫu nhiên ngành quản trị thương hiệu được dự đoán có tiềm năng phát triển, đòi hỏi nguồn nhân sự cao cả về chất lượng và số lượng trong tương lai gần. Ưu điểm của ngành quản trị nhân sự có thể kể đến như:

 

Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp

 

Với ngành liên quan thương hiệu thì môi trường làm việc chuyên nghiệp là sự cần thiết vì nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc mỗi nhân viên mà ngành quản trị thương hiệu này lại liên quan trực tiếp đên thương hiệu của công ty.

 

Và muốn xây một một môi trường chuyên nghiệp cần những yếu tố:

  • Nơi làm việc: Một nơi làm việc tại một tòa nhà, hay khu chuyên về văn phòng, các trung tâm thương mại, bên trong khu làm cung cấp những thiết bị cần thiết, và có không gian riêng để có thể sáng tạo và có cảm hứng.
  • Văn hóa doanh nghiệp: Đưa ra quy tắc ứng xử thân thiện, hòa đồng trên tinh thần minh bạch hiện đại, luôn tạo động lực cho nhau trong phòng ban để thúc đẩy nhau tiến bộ. Có những chính sách đãi ngộ tốt cho từng nhân viên, chính sách minh bạch rõ ràng.
  • Luôn tạo tính tức cực: Có giwof quy định rõ ràng, thúc đẩy nhau trong các công việc của từng bộ phận

 

Đó là những yếu tố để tạo ra một môi trường chuyên nghiệp. Ngành quản trị thương hiệu này đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo vậy nên không gian, môi trường tốt là một một yếu tố vô cùng quan trọng.

 

Năng suất làm việc được hiệu quả
Năng suất làm việc được hiệu quả

 

Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn là gì? Học trường nào để lương 1000 đô

 

Có cơ hội gặp gỡ nhân vật danh tiếng

 

Đa số khách hàng của các doanh nghiệp đều sẽ thuộc tầng lớp thượng lưu hoặc có danh tiếng nhất định trong ngành nghề nào đó. Vì khi bạn muốn quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn ngoài những ưu điểm về sản phẩm, doanh nghiệp, tình lan tỏa của nguwoif tiêu dùng trong 1 phạm vi,… thì việc lựa chọn những người có tầm ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lan tỏa rộng rãi hơn.

 

Ngoài ra khi bạn làm về thương hiệu thì việc làm với nhãn hàng, công ty Agency để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình thì là điều tất yếu. Vậy nên thường xuyên gặp gỡ những người nổi tiếng là điều hiển nhiên.

 

Tạo phong cách sống hiện đại, mới mẻ

 

Khi bạn làm về thương hiệu thì những thứ tạo nên thương hiệu chính là sự sáng tạo, những ý tưởng bạn muốn đưa vào, những phong cách riêng của thương hiệu đó mà bạn muốn truyền tải. Một khi phong cách đó lan tỏa ở phạm vi rộng thì sẽ tạo ra tính toàn cầu hóa khi đó sẽ hình thành phong cách và lối sống điển hình.

 

Ví dụ: Ở Việt Nam gần đây có chương trình Rap Việt đã tạo một làn sóng mới cho những người chơi rap và họ đang có một vị trí nhất định trong nền tảng âm nhạc nước nhà. Trước đây, rap là một môn nghệ thuật không được nhiều người biết đến mà nay từ việc truyền thông, làm thương hiệu cho nó mà đã thu hút được nhiều bạn trẻ.

 

Ngành quản trị thương hiệu cần làm gì?

 

Đến đây các bạn thắc mắc vậy ngành quản trị thương hiệu cần làm gì? Để trả lời câu hỏi đó cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé

.

Quản lý hình ảnh của thương hiệu

 

Trong thời đại công nghệ và người tiêu dùng đa số là Gen Z sẽ không mua những sản phẩm chỉ đơn giản là tốt nhất mà còn vì hình ảnh thương hiệu đó được lan tỏa đến đâu. Chính vì vậy hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng về mình là rất quan trọng. Đối với hình ảnh thương hiệu tốt, mạnh mẽ, nhất quán sẽ có những lợi ích:

  • Giữa doanh nghiệp và khách hàng gắn kết hơn
  • Khi khách hàng có niềm tin sẽ tạo doanh thu lớn cho doanh nghiệp
  • Khi ra mắt sản phẩm mới thì khách hàng cũ sẽ đón nhận

 

Nếu thương hiệu xấu thì sẽ tạo ra rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp thậm chí có thể sập bất cứ lúc nào khi thương hiệu đó không xử lý khủng hoảng được.

 

Chính vì vậy khi bạn xác định học ngành quản trị thương hiệu này thì cũng luôn cho mình tâm thế khách hàng là hàng đầu và làm cách nào hình ảnh thương hiệu của mình tốt nhất đối với khách hàng. Công việc bạn cần làm khi xây dựng hình ảnh thương hiệu:

  • Xác định được sứ mệnh tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp
  • Xây dựng lên chiến lược hình ảnh thương hiệu
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong nội bộ của doanh nghiệp
  • Hình ảnh thương hiệu cần được nhất quán
  • Truyền thông để lan tỏa hình ảnh thương hiệu

 

Quyết định doanh nghiệp đó phát triển
Quyết định doanh nghiệp đó phát triển

 

Quản lý danh mục đầu tư của thương hiệu

 

Do đặc thù riêng, các công ty trong ngành FMCG luôn có nhiều thương hiệu lớn nhỏ trong danh mục sản phẩm của mình. Đối với doanh nghiệp, công tác quản lý vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần phải làm: 

  • Minh bạch giữa các thương hiệu 
  • Tập trung phát triển các thương hiệu chiến lược mạnh 
  • Giảm thương hiệu yếu kém
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý để tạo nên thương hiệu khác biệt 
  • Ưu tiên phát triển tài năng

Kiểm tra tiến trình và đo lường tính hiệu quả

 

Bạn có thể sử dụng quy trình: P – Plan, D – Do, C – Check, A – Act, cụ thể:

 

Lập kế hoạch:

  • Đặt mục tiêu mà bạn muốn cải thiện hoặc phát triển 
  • Bản mô tả công việc chi tiết, có thông tin rõ ràng, cụ thể 
  • Tập hợp đội ngũ thực hiện và đặt ra thời hạn hoàn thành 
  • Ghi lại các dữ liệu được dự kiến ​​sử dụng trong quá trình thực hiện 
  • Lập kế hoạch thực hiện rồi phân tích từng công việc, đối tượng thực hiện, kết quả mong đợi, cách vận hành hoặc hướng dẫn… làm cơ sở cho các bước tiếp theo.

 

Thực hiện:

  • Theo sát kế hoạch 
  • Thường xuyên cập nhật những tiến độ trong công việc 
  • Tuyệt đối tuân thủ lịch làm việc đã lập và ghi nhận các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc

 

Kiểm tra:

  • Sau khi hết thời gian thực hiện cần kiểm tra lại kết quả đạt được có đúng kế hoạch không.
  • Ghi lại tất cả các thay đổi, sai sót, khó khăn, thách thức,… xảy ra trong quá trình triển khai và ảnh hưởng đến quá trình triển khai. 
  • Xác định được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.

 

Hành động:

  • Sửa lỗi
  • Các biện pháp cho vấn đề phát sinh

 

Chọn phương pháp phù hợp để đo lường hiệu quả
Chọn phương pháp phù hợp để đo lường hiệu quả

 

Cần quản lý tài sản thương hiệu

 

Một thương hiệu luôn có giá trị tích cực có thể mang lại: 

  • Khi thương hiệu có giá trị cao trong mắt khách hàng, công ty có thể tăng giá bán sản phẩm/dịch vụ. 
  • Giá trị này có thể được chuyển thành một loạt các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến thương hiệu chính. Điều này giúp doanh nghiệp kiếm tiền thay vì chỉ có một dòng doanh thu từ một sản phẩm duy nhất. 
  • Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa thúc đẩy giá trị cổ phiếu của công ty. 

 

Giá trị thương hiệu được hình thành như thế nào?

 

Sự hình thành và phát triển của tài sản thương hiệu là kết quả của quá trình nhận biết thương hiệu của khách hàng. Quá trình này thường liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu được hình thành một cách tự nhiên thông qua: 

  • Nhận biết: Giới thiệu thương hiệu tới đối tượng mục tiêu, thường thông qua quảng cáo. 
  • Nhận diện: Khách hàng trở nên quen thuộc với thương hiệu và bắt đầu nhận ra nó trên kệ siêu thị.
  • Thử nghiệm: Thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ra sao
  • Sở thích: Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt với sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ thường chọn sử dụng thương hiệu của bạn cho các mục đích sau. 
  • Lòng trung thành: Sau hàng loạt trải nghiệm tốt đẹp mà họ nhận được, người dùng không chỉ giới thiệu cho người khác mà còn trung thành sử dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu bạn. Và mỗi khi họ cần làm gì đó, thương hiệu của bạn sẽ là điều đầu tiên họ nghĩ đến.

 

Quản lý giá trị thương hiệu trên thị trường

 

Bẫy cạnh tranh về giá ở trên thị trường không mới nhưng bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể rơi vào cạm bẫy này. Cách tốt nhất để tránh và tăng giá trị thương hiệu của bạn trên thị trường là: 

  • Biết khách hàng nghĩ gì về hình ảnh thương hiệu của bạn Kiểm tra hướng đi của thương hiệu để đảm bảo nó đáp ứng các mục tiêu đã đề ra 
  • Đảm bảo lợi ích thương hiệu phải phù hợp với xu hướng thị trường 
  • Theo dõi và quan sát cạnh tranh thị trường 

 

Đây là những nguồn thông tin có thể giúp thương hiệu của bạn giữ được giá trị của nó, vì vậy hãy cố gắng biên dịch những nguồn này càng chi tiết càng tốt. Ngoài ra, bạn cần có kế hoạch và tìm cách quản lý, duy trì giá trị thương hiệu trong cơn bão thị trường, nếu không rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn, đánh mất giá trị thương hiệu, không thu được lợi nhuận như mong muốn.

 

Nguồn thông tin có thể giúp thương hiệu của bạn giữ được giá trị
Nguồn thông tin có thể giúp thương hiệu của bạn giữ được giá trị

 

Các câu hỏi thường gặp về ngành Quản trị thương hiệu

 

Trong phần cuối của bài viết, hãy cùng giải đáp một số thắc mắc thường gặp về ngành quản trị thương hiệu.

 

Sinh viên ngành Quản trị Thương hiệu khi ra trường có dễ xin việc không?

 

Trước kia, các doanh nghiệp đều quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp cho những sản phẩm và dịch vụ của họ. Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển và hội nhập với thế giới, nhiều công ty chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm của mình. 

 

Sau khi tốt nghiệp cử nhân quản trị thương hiệu, bạn có thể dấn thân vào những công việc phù hợp với chuyên ngành của mình như:

  • Dự án quản trị thương hiệu
  • Các công việc liên quan đến truyền thông, tiếp thị, quảng cáo và xúc tiến thương mại, quan hệ công chúng
  • Quản lý chiến lược, xây dựng chính sách và lập kế hoạch kinh doanh
  • Trở thành giảng viên làm việc tại các trường, đơn vị đào tạo về quản trị thương hiệu.
  • Các cơ quan và tổ chức quản lý thương hiệu có thể làm việc bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm và dịch vụ
  • Các tổ chức phi lợi nhuận, viện nghiên cứu, trường học,…

 

Chọn công việc ngành quản trị thương hiệu phù hợp
Chọn công việc ngành quản trị thương hiệu phù hợp

 

Tìm hiểu thêm về: Ngành Quản trị kinh doanh có khó xin việc không? Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh 2023

 

Mức lương của ngành Quản trị Thương hiệu có cao không?

 

Thực tế, sinh viên ngành quản trị thương hiệu có thể đảm nhận nhiều công việc liên quan đến truyền thông, thương hiệu, marketing, v.v. 

 

Ở nước ta không nhiều công ty có bộ phận quản lý thương hiệu riêng, chỉ lo lớn hoặc nước ngoài. công ty đầu tư sẽ có những hướng đi bài bản, cụ thể cho thương hiệu. 

 

Nếu bạn có chuyên môn phù hợp, chuyên gia quản lý thương hiệu có thể kiếm được mức lương từ 1.000 đến 2.000 đô la trở lên. Nếu bạn ở vị trí quản lý, mức lương thường là 3.000 đô la trở lên. Đối với trình độ sau đại học hoặc cao đẳng, mức lương từ 300-400 USD trở lên.

 

Ngành quản trị thương hiệu học trường nào?

 

Nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về đội ngũ nhân sự ngành quản trị thương hiệu, ngành càng nhiều các trường đào tạo ngành này được ra mắt. Thí sinh có nguyện vọng có thể theo học tại các trường sau:

 

  • Nhóm trường về kinh tế như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Học viện Ngân hàng,… Tại đây, đội ngũ giảng viên sẽ cung cấp tới sinh viên những kiến thức cơ bản về thương hiệu, quản trị thương hiệu, cách xây dựng và quản trị thương hiệu,… có cơ hội được tiếp cận với môi trường thực tế.
  • Nhóm trường báo chí – truyền thông như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại giao, Đại học Thăng Long, Đại học RMIT. Các trường này trang bị cho sinh viên kiến thức thực tế khá đa dạng, có cơ hội thực hành và làm việc tại nhiều môi trường khác nhau.
  • Trường doanh nhân CVG business school đào tạo chuyên ngành Quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Trường doanh nhân CVG business school cam kết khẳng định giáo trình học tập được xây dựng dựa trên kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm thực tế; đội ngũ giảng viên tận tình, có trải nghiệm để đưa ra thị trường nguồn nhân lực chất lượng nhất.

 

Ngành quản trị thương hiệu có điểm chuẩn bao nhiêu?

 

Hiện nay, điểm chuẩn ngành quản trị thương hiệu giao động trong khoảng từ 20 điểm trở lên, tùy thuộc vào từng trường nhất định. Tuy nhiên, điểm chuẩn càng cao càng cho thấy đây là ngành hot, thu hút sự quan tâm của nhiều sĩ tử. Đồng thời, đây là lĩnh vực tiềm năng, có định hướng phát triển rõ ràng. Sinh viên sẽ không lo thất nghiệp sau tốt nghiệp.

 

Trên đây là bài viết của Trường doanh nhân CVG business school nhằm giúp sĩ tử và các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc ngành quản trị thương hiệu là gì. Không thể phủ nhận trong bối cảnh cảnh cạnh tranh kinh tế như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều hết sức cần thiết để tạo doanh thu cũng như chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hy vọng những thông tin được cung cấp là cẩm nang tham khảo hoàn hảo, giúp bạn đọc đưa ra những sự lựa chọn phù hợp nhất.

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo