Làm thuê hay khởi nghiệp là một trong những vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, thậm chí “đau đầu” tìm hướng đi cho mình. Thực tế, khởi nghiệp hay đi làm thuê phải dựa trên nhu cầu và khả năng của mỗi người. Để có sự lựa chọn đúng đắn nhất, bạn cần phân biệt được khởi nghiệp và làm thuê, những ưu – nhược điểm của từng hình thức, từ đó, đưa cho mình con đường tốt nhất. Hãy cùng Trường doanh nhân CVG business school giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Xu hướng năm 2023 của người trẻ là khởi nghiệp hay đi làm thuê?
Thật khó để trả lời xu hướng năm 2023 của người trẻ là khởi nghiệp hay đi làm thuê bởi cả hai lựa chọn này vẫn tồn tại song song với tỉ lệ ngang bằng nhau và phù hợp với những đối tượng nhất định. Tuy nhiên đây là thời đại của gen Z – thế hệ trẻ với đam mê, khát vọng, sẵn sàng làm những việc mình thích mặc kệ mọi thách thức. Rất có thể, khởi nghiệp sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới, nhất là 1-3 năm tới.
Khởi nghiệp hay đi làm thuê đều không giới hạn độ tuổi, chỉ cần bạn nhìn nhận đúng đắn về bản thân, về nguyện vọng và những gì mình đang có. Khởi nghiệp cần vốn, cần kỹ năng, trải nghiệm và những mối quan hệ. Trong khi đó, làm thuê cần bằng cấp, thái độ và một tinh thần không ngừng học hỏi, cầu tiến. Dù bạn lựa chọn hướng đi nào đi chăng nữa, thái độ và tinh thần làm việc cũng tác động rất lớn đến thành công sau này.
Ngày nay, bên cạnh làm thuê và khởi nghiệp, đầu tư cũng là sự lựa chọn lý tưởng được nhiều bạn trẻ cân nhắc. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư vàng, chứng khoán, bất động sản… Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và có sự lựa chọn cho riêng mình.
Khởi nghiệp và đi làm thuê có ưu điểm và nhược điểm gì?
Khởi nghiệp và đi làm thuê là hai lựa chọn khác nhau, quyết định theo hướng nào phụ thuộc vào nguyện vọng cũng như năng lực của mỗi cá nhân. Để dễ dàng đặt ra mục tiêu và tìm được hướng đi phù hợp, hãy cùng nghe phân tích những ưu và nhược điểm sau đây.
Khởi nghiệp
Khởi nghiệp là quá trình thành lập công ty, doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nào đó. Trong doanh nghiệp, bạn sẽ là nhà sáng lập, quản lý hoặc đồng sáng lập. Bạn tìm kiếm đội ngũ nhân sự, nhân viên để hợp tác làm việc và cùng hướng đến mục tiêu là tạo ra lợi nhuận.
Trong hoạt động khởi nghiệp, thu nhập của bạn chính là lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp. Nếu khởi nghiệp thành công, doanh thu tốt thì thu nhập của bạn sẽ vô cùng hấp dẫn.
Khởi nghiệp có những ưu, nhược điểm như thế nào?
Ưu điểm:
- Với bản thân người khởi nghiệp, họ sẽ tự tạo ra công việc và thu nhập cho mình. Đặc biệt, họ được làm những công việc mình thích, đúng với sở trường và khả năng của bản thân. Đó cũng là cách để họ được phát triển bản thân một cách toàn diện nhất.
- Với xã hội, các công ty khởi nghiệp tạo ra công việc cho người lao động, giúp nhà nước giải quyết vấn đề thất nghiệp. Đây cũng là hình thức giúp người dân có nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình. Bên cạnh đó, khởi nghiệp còn đóng góp vào việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và thị phần của quốc gia, từ đó, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhược điểm:
- Vì phải tự mình thành lập, quản lý và vận hành doanh nghiệp nên khởi nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn. Bạn có thể sẽ phải tập trung toàn bộ thời gian của mình vào sự nghiệp, mà bỏ qua những khía cạnh khác trong cuộc sống, bao gồm gia đình, các mối quan hệ bạn bè, sở thích cá nhân… Xét trên một khía cạnh khác, khởi nghiệp cũng giúp bạn chủ động hơn trong quản lý thời gian của mình.
- Bên cạnh đó, khởi nghiệp còn có một nhược điểm chính là đặt bạn phải tình thế thất bại bất cứ lúc nào. Bạn hoàn toàn có thể đánh mất toàn bộ tài sản, cộng sự và cả người thân của mình. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần nếu như chúng ta khởi nghiệp thất bại.
Đi làm thuê
Đây là hình thức lao động phổ biến nhất hiện nay của đa số dân số Việt Nam. Làm thuê là hình thức làm công ăn lương, nghĩa là bạn sẽ làm việc cho một cá nhân, doanh nghiệp nào đó và nhận lương vào cuối tháng.
Vậy làm thuê có ưu – nhược điểm gì?
Ưu điểm:
khi đi làm thuê chính là tính ổn định. Bạn không cần phải quá quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, lợi nhuận ra sao. Công việc của bạn chỉ là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và nhận lương như đã thỏa thuận. Cũng nhờ đó, bạn có nhiều thời gian để làm các công việc khác như chăm sóc gia đình, vui chơi, giải trí…
Nhược điểm:
Làm thuê có những nhược điểm như thời gian gò bó, thiếu sự linh hoạt, thu nhập không hấp dẫn so với người khởi nghiệp. Thật khó để làm giàu nếu bạn cứ mãi làm thuê, nhảy việc từ công ty này đến công ty khác.
Xem thêm: Khởi nghiệp 4.0 là gì? Những xu hướng khởi nghiệp năm 2023
Giới trẻ nên làm thuê hay khởi nghiệp?
Khởi nghiệp hay đi làm thuê vẫn là bài toán khó có lời giải đối với cử nhân sau tốt nghiệp cũng như các sĩ tử đứng trước ngưỡng cửa Đại học. Dù chọn hướng đi nào, sự chuẩn bị bước đầu cũng là hết sức cần thiết.
Cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp?
Khởi nghiệp là một hành trình dài, không thể bắt đầu trong một sớm một chiều cũng như không thể thành công chỉ trong ngày một ngày hai. Để quãng đường khởi nghiệp bớt khó khăn và tạo động lực để cố gắng, startup cần chuẩn bị những điều kiện sau:
- Tài chính, hay còn gọi là vốn – đây là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất nếu bạn muốn khởi nghiệp. Không ai có thể bắt đầu kinh doanh với 0 đồng và bàn tay trắng. Có hàng ngàn khoản chi phí “từ trên trời rơi xuống” khiến bạn đau đầu, loay hoay để xoay sở, bao gồm tiền hàng, tiền mặt bằng, tiền thuê đối tác, tiền sản xuất, vận hành nhà xưởng,… Bởi vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tính toán chi tiết đối với từng khoản chi. Có như vậy, mọi thứ mới nằm trong tầm tay, các tình huống phát sinh đều có thể giải quyết một cách nhanh chóng.
- Kỹ năng, bao gồm kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo và làm chủ, kỹ năng giao tiếp,… Trong thời gian đầu khởi nghiệp cũng như suốt quá trình vận hành sau đó, startup phải đảm nhận mọi vị trí, đứng ra giải quyết rất nhiều công việc khác nhau. Nếu không đảm bảo những kỹ năng nêu trên, kế hoạch khởi nghiệp và làm của bạn rất dễ đi vào lối mòn và thất bại.
- Kiến thức, không chỉ là kiến thức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh mà đó còn là kiến thức về vận hành, quản lý, xử lý dữ liệu, đơn hàng,… Lúc này, bạn sẽ biết cách phân tích, lên kế hoạch phát triển cũng như định hướng doanh nghiệp của mình theo hướng đi đúng đắn.
- Các mối quan hệ, càng nhiều mối quan hệ và tận dụng tốt chúng sẽ giúp hành trình khởi nghiệp của bạn dễ dàng và thuận lợi hơn. Khi không thể giải quyết được một vấn đề nào đó, sự giúp đỡ là cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ bạn bè, anh chị, những startup đã có kinh nghiệm,… Mỗi người sẽ có những lợi thế riêng và có thể giúp bạn khắc phục những khó khăn trước mắt hay đơn giản là lắng nghe và đưa lời khuyên.
Xem thêm: Cách khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng xuất phát từ con số 0
Đi làm thuê cần chuẩn bị gì?
Mục tiêu của khởi nghiệp là làm chủ, làm giàu và tự chủ về nguồn thu. Tuy nhiên, nếu mục tiêu bạn đề ra là trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, đi làm thuê sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lúc này, điều bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn: kiến thức chuyên môn bạn càng vững vàng, cơ hội phát triển và thăng tiến càng cao. Khi vào cơ quan/doanh nghiệp, nhân sự nhanh chóng được đánh giá cao, được sắp xếp đúng vị trí sở trường để phát huy khả năng chuyên môn. Đồng thời, sau thời gian làm việc, bạn nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của ban lãnh đạo, được cân nhắc lên những vị trí cao hơn. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng khác như tin học văn phòng, ngoại ngữ cũng được đánh giá cao.
- Thái độ có vai trò quan trọng không kém trình độ chuyên môn nếu bạn lựa chọn đi làm thuê thay vì khởi nghiệp. Thái độ bao gồm biết đối nhân xử thế trong môi trường công sở, khả năng giao tiếp, thái độ cầu tiến và không ngừng học hỏi, một tinh thần chăm chỉ và kiên trì. Có những yếu tố kể trên, con đường phát triển của bạn chắc chắn rất thuận lợi.
Xem thêm: Khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp cần những yếu tố gì?
Lời khuyên tuổi trẻ thì nên khởi nghiệp hay làm thuê?
Nên khởi nghiệp hay đi làm thuê? Lời giải cho thắc mắc này tùy thuộc vào năng lực và sự lựa chọn của mỗi cá nhân cũng như trong từng thời điểm cụ thể.
Nếu câu trả lời của bạn là khởi nghiệp thì hãy tự tin rằng bản thân đã “bỏ túi” đầy đủ mọi kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm chủ. Bạn sẽ không thể quản lý, vận hành tốt một doanh nghiệp nếu không có những kỹ năng giao tiếp, quản lý, làm việc nhóm… Nhất là khi khởi nghiệp, bạn phải đối mặt với vô số áp lực. Chính vì thế, người làm chủ cần chuẩn bị một cái đầu “lạnh” và tinh thần “thép” để chinh phục đích đến thành công.
Để khởi nghiệp, bạn cần có sẵn một số vốn nhất định trong tay. Đây sẽ là kinh phí để bạn tổ chức, vận hành doanh nghiệp trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự đam mê, hiểu biết và yêu thích một sản phẩm, lĩnh vực nào đó; sẵn sàng đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc cho kế hoạch khởi nghiệp.
Ngoài ra, bạn nên khởi nghiệp nếu muốn thử thách bản trong trong một vai trò mới, với trách nhiệm to lớn hơn.
Trong khi đó, làm thuê là hình thức được nhiều người lựa chọn bởi tính ổn định. Vậy khi nào nên đi làm thuê?
- Thứ nhất, bạn chưa có đủ nguồn vốn, kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp.
- Thứ hai, bạn không thích sự bứt phá, mạo hiểm mà ưu tiên sự ổn định trong công việc và cuộc sống.
- Thứ ba, thiếu kinh nghiệm làm việc, chưa là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.
- Thứ tư, bạn không tự tin vào năng lực lãnh đạo và khả năng của mình.
Như vậy, Trường doanh nhân CVG business school đã phần nào đưa ra lời giải, giúp bạn đọc giải quyết vấn đề “làm thuê hay khởi nghiệp”. Với những sĩ tử khối 12 đang đứng trước vô vàn quyết định khó khăn, bài viết là cẩm nang tham khảo hoàn hảo giúp bạn có những phương án phù hợp. Trường doanh nhân CVG business school hy vọng các thí sinh có sự chuẩn bị tốt nhất, vượt vũ môn thành công để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.