Phân biệt khởi nghiệp và lập nghiệp? Có phải khởi nghiệp mới thành công?

Những năm trở lại đây, khởi nghiệp trở thành xu hướng bùng nổ mạnh mẽ, nhất là với thế hệ trẻ. Song, tỷ lệ thành công vẫn dừng lại ở con số rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm khởi nghiệp và lập nghiệp. Vậy khởi nghiệp và lập nghiệp khác nhau như thế nào?

 

Làn sóng khởi nghiệp chưa bao giờ “nóng” tại Việt Nam như những năm gần đây. Thay vì chọn “làm công, ăn lương”, nhiều bạn trẻ chấp nhận thử thách, khó khăn để được làm chủ và khởi nghiệp đúng với đam mê của mình. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, số doanh nghiệp khởi nghiệp “được” đón sinh nhật lần thứ 2 chỉ dưới 5% – một tỷ lệ quá thấp và là một thực tế đáng buồn.

 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến khởi nghiệp thất bại, trong đó, có thể kể đến đầu tiên chính là sự nhầm lẫn tai hại giữa hai khái niệm khởi nghiệp và lập nghiệp. Chính từ nhận thức sai lệch này khiến chúng ta hình thành tư duy, kế hoạch, chiến lược thiếu đúng đắn và khoa học cho doanh nghiệp của mình.

 

Vậy khởi nghiệp và lập nghiệp khác nhau như thế nào? Hãy cùng Trường Doanh nhân CEO Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!

 

Phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp

 

Cách phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp
Cách phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp

 

Xem thêm: Social Entrepreneurship là gì? Đặc điểm của doanh nhân xã hội

 

Khởi nghiệp và lập nghiệp là hai thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ ràng về sự khác biệt giữa hai poj của họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích và so sánh các điểm khác nhau giữa khởi nghiệp và lập nghiệp.

 

Khởi nghiệp là quá trình tạo ra một doanh nghiệp mới. Điều này yêu cầu sự sáng tạo, tìm kiếm cơ hội và sự quản lý tốt của người khởi nghiệp. Khởi nghiệp thường cần sự đầu tư lớn về tài chính, thời gian và công sức, nhưng cũng có thể mang lại lợi nhuận và thành công lớn trong tương lai.

 

Trái lại, lập nghiệp là quá trình gây dựng sự nghiệp riêng của bản thân từ một cơ sở hiện có. Điều này cần sự tìm kiếm cơ hội, phân tích và quản lý tốt của người lập nghiệp. Lập nghiệp thường ít yêu cầu đầu tư tài chính và công sức hơn so với khởi nghiệp, nhưng cũng có thể gặp nhiều

 

Tổng quan, khởi nghiệp và lập nghiệp đều có một mục đích chung là tạo ra giá trị cho cộng đồng và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, phương châm và mục tiêu của hai loại hình kinh doanh này có thể khác nhau

 

Xem thêm: Ý tưởng khởi nghiệp – “chìa khóa vàng” để dẫn tới thành công

 

Nên chọn khởi nghiệp hay lập nghiệp?

 

Nên chọn khởi nghiệp hay lập nghiệp tốt hơn
Nên chọn khởi nghiệp hay lập nghiệp tốt hơn

 

Sau khi hiểu được sự khác nhau giữa khởi nghiệp và lập nghiệp, chúng ta sẽ phân vân nên chọn khởi nghiệp hay lập nghiệp.

 

Thực tế, hiện nay, khởi nghiệp để tìm ra một ngành nghề hoàn toàn mới là điều rất khó, chứ không hề đơn giản. Bởi lẽ hầu như mọi thứ đã được phát minh và sáng tạo cách đây rất lâu rồi. Theo thống kê trên thế giới cũng cho thấy, cứ 10 dự án khởi nghiệp thì chỉ có 1 dự án thành công, số còn lại đều thất bại.

 

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, để khởi nghiệp thành công không phải câu chuyện của “một sớm, một chiều”, mà đó là cả quá trình gian nan, thử thách.

 

Chính vì thế, bạn cần tích lũy kiến thức, kỹ năng cho bản thân, huy động dòng vốn từ các nhà đầu tư và đặc biệt có những ý tưởng kinh doanh đột phá, sáng tạo, khả thi. Bên cạnh đó, chúng ra cũng cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, vững vàng trong trường hợp khởi nghiệp thất bại. Trong kinh doanh, đừng sợ thất bại, điều quan trọng nhất là sau khi vấp ngã, bạn chọn cách vượt qua nó để làm lại từ đầu hay chấp nhận mình là kẻ thua cuộc.

 

Khởi nghiệp và lập nghiệp là hai khái niệm mà một nhà kinh doanh cần nắm vững để tìm ra con đường đúng đắn cho mình. Không có một câu trả lời cụ thể cho thắc mắc nên chọn khởi nghiệp hay lập nghiệp. Vì lời giải nằm ở chính bản thân bạn, miễn là bạn cảm thấy điều gì phù hợp với bản thân.

 

Xem thêm: TOP 21+ ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên mới ra trường hay

 

Để thành công có nhất thiết phải khởi nghiệp không?

 

Khởi nghiệp và lập nghiệp, nên chọn cái nào? Chỉ khởi nghiệp mới có thể thành công? Nhiều người khi khởi nghiệp thường mang tư tưởng “cứ thất bại đi sẽ thành công”, nhưng cả một đời người có thể chờ được bao nhiêu lần thất bại?

 

Để thành công, bạn không nhất thiết phải khởi nghiệp mà có thể thu về “trái ngọt” nhờ lập nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, bạn chỉ cần nắm vững những kiến thức về tiếp thị, marketing và đam mê một lĩnh vực nào đó, đừng ngần ngại lập nghiệp. Chỉ cần bạn làm tốt những điều mà doanh nghiệp hiện nay chưa làm được, bạn sẽ có một công ty phát triển vững mạnh trong lĩnh vực mà bản thân đang hướng đến.

 

Xem thêm: Làm giàu với 15+ ý tưởng khởi nghiệp ở nông thôn

 

Lập nghiệp có khó hay không?

 

Thực chất, lập nghiệp là hoạt động không quá khó khăn
Thực chất, lập nghiệp là hoạt động không quá khó khăn

 

Thực chất, lập nghiệp là hoạt động không quá khó khăn, miễn là bạn đảm bảo những yếu tố cơ bản như: vốn, kiến thức chuyên môn, kiến thức marketing, đam mê với lĩnh vực khởi nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, kỹ năng mềm cần thiết…

 

Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà bạn đang hướng đến thì khi lập nghiệp, bạn sẽ sở hữu cho mình một công ty, có thể quy mô ban đầu nhỏ nhưng sau đó sẽ mở rộng ra rất nhiều. Khi bạn chưa đủ khả năng, chưa đủ vốn và chưa đủ sức để đưa ra một ý tưởng kinh doanh đột phá và mất nhiều thời gian lẫn công sức để phát triển ý tưởng kinh doanh thì lập nghiệp là sự lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn.

 

Trên hành trình lập nghiệp, bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với mục tiêu, kế hoạch cụ thể thì thất bại là điều dễ hiểu. Dưới đây là một số lưu ý để lập nghiệp thành công mà bạn nên áp dụng.

 

Xem thêm: Khởi nghiệp là gì? Những yếu tố cần có để khởi nghiệp thành công

 

Xây dựng kế hoạch rõ ràng

 

Để kinh doanh hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm chính là lên kế hoạch thật rõ ràng và chi tiết. Bao gồm những công việc như tìm kiếm nguồn hàng ở đâu, đặt giá sản phẩm như thế nào, xác định nguồn vốn, lựa chọn kinh doanh offline hay online… Có rất nhiều hạng mục phải liệt kê và xem xét, vì thế bạn phải đảm bảo rằng bản thân “vẽ” được lộ trình rõ ràng, cẩn trọng đối với công việc này.

 

Nghiên cứu thị trường

 

Nghiên cứu thị trường là quy trình vô cùng quan trọng khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Điều này giúp bạn nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và hiểu được đối thủ của mình trên thị trường. Hãy bắt đầu từ những cuộc nghiên cứu và quan sát xung quanh xem khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ gì, những sản phẩm nào tiềm năng…

 

Nhiều người khi bắt đầu lập nghiệp vướng phải một sai lầm nghiêm trọng đó là chỉ bán những thứ mình thích, mà không nắm rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Hãy ghi nhớ một điều, dù sản phẩm của bạn có tốt đến mấy nhưng khách hàng không có nhu cầu thì họ cũng chẳng bỏ tiền để mua.

 

Xem thêm: Khởi nghiệp tinh gọn- Phương pháp Learn Startup khó thất bại

 

Không ngừng học hỏi thêm nhiều kiến thức mới

 

Kiến thức là vô hạn nên không ngừng học hỏi
Kiến thức là vô hạn nên không ngừng học hỏi

 

Xem thêm: Khởi nghiệp 4.0 là gì? Những xu hướng khởi nghiệp năm 2023

 

Kiến thức là vô hạn, trong khi những thứ mình học được chỉ là một hạt cát giữa sa mạc. Khi bắt đầu lập nghiệp, bạn sẽ phải nghiên cứu, học hỏi nhiều khía cạnh khác nhau trong kinh doanh. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải đổi mới để bắt kịp xu thế và không bị lùi lại phía sau.

 

Xã hội phát triển không ngừng, những cách làm cũ, mô hình cũ có thể không còn phù hợp với thời đại hiện nay. Vì thế, bạn đừng ngại thay đổi, loại bỏ những quan điểm cũ để chủ động tiếp thu những quan điểm mới hay lời nhận xét, góp ý từ những người xung quanh. Bên cạnh đó, không ngừng trau dồi, tìm kiếm điều mới mẻ, nắm bắt xu hướng sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn.

 

Hy vọng những thông tin mà trường doanh nhân CEO Việt Nam cung cấp đã giúp bạn tìm ra những điểm khác nhau giữa khởi nghiệp và lập nghiệp, từ đó, xác định hướng đi phù hợp và đúng đắn cho bản thân. Chúc các bạn thành công!

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo