Ngành Quản lý nhân sự học gì ở đâu? Vai trò, vị trí công việc

Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, công việc vận hành tốt để tạo doanh thu, con người là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vậy, nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhân sự không ngừng được đầu tư, nâng cao cả về trình độ và trải nghiệm thực tế. Nếu sĩ tử đang quan tâm đến ngành quản lý nhân sự, bài viết dưới đây của Trường doanh nhân CVG business school là cẩm nang hoàn hảo dành cho bạn, giải quyết mọi vấn đề xoay quanh thắc mắc về ngành này.

 

Nhiệm vụ chính của ngành quản lý nhân sự là gì? 

 

Trước khi vào những chức năng, nhiệm vụ chính của ngành nhân sự, chúng ta cần hiểu trước ngành quản lý nhân sự là gì? 

Con người – Một trong những nguồn lực quan trọng nhất của tất cả các tổ chức. 

Quản lý nhân sự được hiểu là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Bộ phận nhân sự là cầu nối thu hút và giữ chân những nhân tài có đủ tiêu chuẩn, phù hợp nhất với họ để họ có thể phát huy hết tiềm năng cũng như điểm mạnh tại doanh nghiệp.

 

Tuyển dụng 

 

Một trong những chức năng trọng tâm của ngành quản lý nhân sự này chính là tuyển dụng. Như chúng ta đã biết, chi phí dành ra để tuyển dụng, tìm kiếm nhân tài về cho công ty hoặc doanh nghiệp là rất lớn, có thể lên tới hàng chục – trăm triệu cho mỗi đợt tuyển dụng. Vậy nên, để tối ưu được chi phí này và tìm được người tài. Ban quản lý nhân sự có trọng trách rất lớn trong vấn đề con người của các doanh nghiệp hiện nay.

 

Ngoài ra, cũng nằm trong vấn đề tuyển dụng, ban quản lý nhân sự còn chịu trách nhiệm việc quản lý, đảm bảo số lượng con người trong doanh nghiệp theo cơ cấu tổ chức, đà phát triển của doanh nghiệp để đảm bảo doanh thu, mang về lợi ích chung cho cộng đồng. 

 

Đào tạo 

 

Mỗi nhân sự đến với công ty là một cái duyên, nhưng không phải ai vừa vào cũng đã hiểu hết mọi văn hóa, cách làm việc, luồng công việc của các phòng ban, cách phối hợp,…

Vậy nên, việc chịu trách nhiệm đào tạo nhân sự mới vào công ty cũng là nhiệm vụ của ban quản lý nhân sự. Trong công việc này bao gồm những việc như đào tạo về văn hóa, cách làm việc, luồng công việc, các phòng ban cần biết để phối hợp làm việc một cách hiệu quả nhất.

 

Đào tạo là một trong những nghiệm vụ chính của ngành nhân sự
Đào tạo là một trong những nghiệm vụ chính của ngành nhân sự

 

Quản lý, xây luật chơi

 

Doanh nghiệp cũng giống như một sân chơi, nếu làm tốt và đưa doanh nghiệp phát triển chắc chắn sẽ có thưởng, còn nếu làm sai chắc chắn phải có hình thức kỷ luật. Việc quản lý con người trong một doanh nghiệp tương tự với việc ra được luật chơi cho họ. Lương, thưởng, phúc lợi mà tổ chức mang đến cho mỗi cá nhân cũng do ban quản lý nhân sự chịu trách nhiệm.

 

Chúng ta đều đi làm vì mục tiêu: tạo ra thu nhập, thực hiện mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vậy nên hầu như doanh nghiệp nào cũng sẽ có chính sách phúc lợi riêng để thu hút nhân tài. Khi đã có nhân sự phù hợp về với công ty, phòng nhân sự sẽ chịu trách nhiệm bàn bạc, trao đổi về những phúc lợi mà nhân sự sẽ được nhận khi làm việc tại đây.

 

Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn là gì? Học trường nào để lương 1000 đô

 

Các vị trí công việc ngành quản lý nhân sự

 

Ngành quản lý nhân sự bao hàm rất nhiều công việc khác nhau, có thể kể đến như:

 

  • Hành chính nhân sự – nhân viên văn phòng trong ban nhân sự hoặc lễ tân, chịu trách nhiệm bao quát các công việc văn phòng, giấy tờ đơn giản.
  • Chuyên viên quản lý đào tạo trong các doanh nghiệp, yêu cầu có kỹ năng truyền đạt, giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu. Bắt đầu từ vị trí chuyên viên quản lý là lựa chọn của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản lý nhân sự.
  • Chuyên viên/cộng tác viên tuyển dụng, chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự, lựa chọn những ứng viên có trình độ, kỹ năng, đáp ứng được những tiêu chí do doanh nghiệp đề ra.
  • Chuyên viên hoạch định và đào tạo nhân sự, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tìm kiếm nhân sự để nâng cao chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp; hoặc tổ chức các buổi đào tạo, training cho nhân viên.
  • Chuyên viên truyền thông nội bộ – chịu trách nhiệm gắn kết các bộ phận trong công ty, xây dựng phong cách làm việc và đưa nhân viên đi theo văn hóa đó. Đây là nhiệm vụ quan trọng để tạo dựng sự tin tưởng, đoàn kết, tạo niềm tin để nhân sự làm việc hiệu quả.

 

Nhiệm vụ của ngành quản lý nhân sự.
Nhiệm vụ của ngành quản lý nhân sự.

 

Vai trò quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

 

Không ai có thể phủ nhận vai trò của bộ phận quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công, làm việc hiệu quả phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực phục vụ. Lúc này, bộ phận quản lý nhân sự chịu trách nhiệm chính, họ có đủ kỹ năng và kiến thức để biết được năng lực của ứng viên, để đánh giá họ có phù hợp với những tiêu chí và yêu cầu do doanh nghiệp đặt ra.

 

Sau khi lựa chọn được nhân lực có trình độ và phù hợp, việc tiếp theo cần thực hiện là đào tạo và nâng cao trình độ, kỹ năng. Bộ phận quản lý nhân sự có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo, sinh hoạt, các chương trình để gắn kết nhân sự. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần làm việc, mang đến sự tích cực và sáng tạo, giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

 

Bộ phận quản lý nhân sự có vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ phận quản lý nhân sự có vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

 

Ngành quản lý nhân sự học những gì?

 

Quản lý nhân sự là bộ phận không thể thiếu trong các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn hay các cơ quan. Để làm tốt công việc này, vận hành tổ chức một cách hiệu quả, chương trình đào tạo ngành quản lý nhân sự trong mỗi nhà trường cũng được đầu tư và nâng cấp. Học ngành quản lý nhân sự, sinh viên sẽ được tiếp cận với những cụ thể, ví dụ như:

 

  • Hiểu rõ về vai trò của nhân sự trong tổ chức, cách phân loại nhân sự tùy theo vị trí, nhiệm vụ.
  • Được trang bị các kỹ năng cần thiết trong tuyển dụng, đào tạo nhân sự; các tiêu chí để lựa chọn nhân sự sao cho phù hợp với doanh nghiệp/công ty/tập đoàn.
  • Những vấn đề phát sinh thường gặp trong quản lý nhân sự và cách giải quyết sao cho thấu đáo.
  • Các kiến thức, kinh nghiệm cần nâng cao khi làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự.

 

Kỹ năng cần có để làm việc trong ngành quản lý nhân sự là gì? 

 

Kỹ năng chuyên môn 

 

Với vị trí là một nhân viên nhân sự, để thực hiện được tốt những công việc, điều đầu tiên là bạn cần phải có những kiến thức về chuyên môn, trong đó bao gồm:

  • Kỹ năng dự đoán nhu cầu nhân sự trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
  • Lên được chiến lược tuyển dụng nguồn nhân sự tiềm năng và phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Tổ chức các buổi tuyển dụng, phỏng vấn ứng viên.
  • Chuẩn bị danh sách các câu hỏi phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để tìm ra được ứng viên tài năng, phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang cần. 
  • Tổ chức các chương trình hội nhập và đào tạo nhân sự để các nhân viên mới dễ dàng hòa nhập với công việc và môi trường làm việc.Mang về doanh thu, lợi ích chung.

 

Kỹ năng quản lý nhân sự 

 

  • Kỹ năng tính lương, phúc lợi, thưởng cho các nguồn nhân sự, cổ đông của công ty làm sao cho đảm bảo nguồn chi phí hàng tháng.
  • Cách lập quy chế, nội quy của công ty, có thưởng và phạt rõ ràng
  • Truyền thông, truyền đạt những thông báo, quyết định từ ban lãnh đạo tới các phòng ban của doanh nghiệp

 

Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp

 

Với một phòng nhân sự thì trình độ chuyên môn không phải là yếu tố quyết định tất cả. Nó còn nằm ở cách xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến con người hoặc giải quyết các mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp mà không làm mất lòng của cả hai bên.

 

Là một nhân viên trong ban nhân sự, bạn cần phải luôn giữ cho mình một tâm thế bình tĩnh, tỉnh táo trong công việc, không để tình cảm lấn át hay ảnh hưởng đến năng suất công việc được giao.

Kỹ năng lắng nghe

 

Phòng quản lý nhân sự giống như là người mẹ của cả công ty vậy. Có vấn đề gì cũng được gọi đầu tiên. Vậy nên, rèn luyện kỹ năng lắng nghe là việc cực kỳ cần thiết khi quyết định theo đuổi ngành nghề này.

 

Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng với ngành quản trị nhân sự
Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng với ngành quản trị nhân sự

 

Câu hỏi thường gặp trong ngành quản lý nhân sự

Ngành quản lý nhân sự nên học trường nào?

 

Hiện nay, hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước đều đào tạo chuyên ngành quản lý nhân sự, phục vụ nhu cầu học tập của các bạn sinh viên trên cả nước.

 

Ngày quản lý nhân sự học trường nào tốt nhất
Ngày quản lý nhân sự học trường nào tốt nhất

 

Tại Miền Bắc:

  1. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  2. Đại Học Nội Vụ
  3. Đại học thương mại
  4. Đại học công nghiệp

 

Tại Miền Nam:

  1. Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
  2. Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
  3. Đại Học Hoa Sen
  4. Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  5. Đại học Nguyễn Tất Thành

 

Ngành quản lý nhân sự ra làm gì?

 

  • Chuyên viên hành chính nhân sự, nhân viên pháp lý. Chuyên chịu trách nhiệm cho những văn bản, hồ sơ của doanh nghiệp, công ty.
  • Nhân viên phụ trách nhân sự ở các phòng ban nội dung, tuyển dụng, đào tạo, chính sách, phúc lợi,… 
  • Cơ hội thăng tiến lên các chức danh Trưởng/Phó phòng nhân sự, Giám đốc điều hành nhân sự, Giám đốc hành chính, pháp lý,…

 

Xem thêm: Ngành quản trị văn phòng là gì? Những cơ hội nghề nghiệp khi ra trường

 

Ngành quản lý nhân sự lương bao nhiêu?

 

Là người chịu trách nhiệm lương, thưởng, phúc lợi cho tất cả các nhân viên, phòng ban trong doanh nghiệp. Vậy khi làm ở vị trí liên quan đến ngành nhân sự mức lương của chúng ta sẽ là bao nhiêu? 

 

Được coi là nghề “làm dâu trăm họ” làm việc ở vị trí quản lý nhân sự chắc chắn sẽ rất vất vả, nhưng việc gì cũng sẽ có cái giá của nó. Mức lương thấp nhất khi trở thành nhân viên chính thức của vị trí này chính là từ 9 đến 10 triệu đồng/ tháng, chưa tính doanh thu của phòng kinh doanh mang về, mức lương ở trên là cứng và dành cho vị trí nhân viên. Tại những daonh nghiệp lớn và có vị trí trong xã hội, thì lương ở vị trí nhân viên sẽ giao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. 

 

Ngành quản lý nhân sự có mức lương bao nhiêu
Ngành quản lý nhân sự có mức lương bao nhiêu

 

Tại vị trí trưởng phòng quản lý nhân sự, mức lương sẽ dao động từ 15 – 25 triệu đồng/ tháng. Tùy vào độ lớn và sự phát triển của Doanh nghiệp. Vị trí trưởng phòng phải phối hợp với những phòng ban khác trong doanh nghiệp nên chắc chấn mức lương sẽ phải cao hơn.

 

Với vị trí là Giám đốc phòng nhân sự, thường vị trí này chỉ có ở những tập đoàn quy mô lớn, có doanh thu cả nghìn tỷ/năm. Đương nhiên, đi cùng với vị trí “giám đốc” này là mức lương cực hấp dẫn: 35 – 50 triệu đồng/tháng. Nhưng áp lực và khối lượng công việc chắc chắn sẽ vô cùng nhiều, để có thể giữ vững vị trí này, đòi hỏi đây phải là một người có nhiều kinh nghiệm vô cùng. 

Ngành quản lý nhân sự thi khối nào?

 

Tương tự với những khối nằm trong tổ hợp ngành kinh tế, các bạn học sinh cuối cấp nếu có mong muốn theo đuổi ngành quản lý nhân sự, có thể tham khảo những khối ngành dùng để xét tuyển dưới đây:

 

  • Khối D01 gồm Toán – Anh – Ngữ Văn
  • Khối  A00 gồm Toán Học – Vật Lý – Hóa Học
  • Khối A01 gồm Toán – Vật Lý – Anh
  • Khối D03 gồm Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp
  • Khối  D09 gồm Toán – Tiếng Anh – Lịch Sử
  • Khối  D03 gồm Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp

 

Vì mang tính chất sáng tạo và đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn là lý thuyết, nên để vào được ngành học này chắc chắn phải có đầu óc tính toán, cẩn thận, kỹ càng. 

 

Lời khuyên cho các bạn học sinh cuối cấp nói riêng và học sinh cấp 3 nói chung, ngành quản lý nhân sự có liên quan đến tư duy toán học rất nhiều. Vậy nên chắc chắn sẽ phải học khá môn Toán học để theo đuổi được ngành này.

 

Xem thêm: Ngành quản trị thương hiệu là gì? Ngành quản trị thương hiệu học trường nào?

 

Ngành quản lý nhân sự điểm chuẩn bao nhiêu?

 

Thắc mắc cuối cùng liên quan đến ngành quản lý nhân sự điểm chuẩn khi xét tuyển đầu vào. Theo đó, không có một mức cụ thể đối với điểm chuẩn ngành quản lý nhân sự. Điều này rất dễ lý giải là bởi mỗi trường sẽ có một mức điểm khác nhau, chênh lệch theo từng năm và từng định hướng phát triển của ngành. 

 

Bên cạnh đó, phương thức xét tuyển cũng là một trong những yếu tố tác động đến điểm chuẩn ngành quản lý nhân sự. Thí sinh theo học ngành này có thể vào trường bằng kết quả thi THPT Quốc gia, phương thức xét tuyển học bạ hoặc tuyển thẳng, tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực,…

 

Như vậy, Trường doanh nhân CVG business school đã giúp sĩ tử và bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc về ngành quản lý nhân sự. Không thể phủ nhận đây là một ngành hot trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực cả về chất lượng và số lượng luôn ở mức cao. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, các thí sinh sẽ xây dựng được phương án phù hợp, vượt vũ môn thành công và hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.

 

Nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn ứng viên ngành quản lý nhân sự

 

– Giới thiệu bản thân, thông tin cá nhân, mối quan hệ, năm sinh,...

Đây là những thông tin cần thiết mà bạn muốn cho các nhà tuyển dụng biết với mục đích dễ dàng xưng hô và đặt câu hỏi liên quan.

 

– Lý do chọn vào công ty làm việc 

Để họ biết bạn muốn vào đây với mục đích gì và họ có thể mang đến cho bạn những lợi ích gì?

 

– Hỏi về điểm mạnh, yếu của ứng viên 

Để các nhà tuyển dụng biết xem bạn có phải một người biết nhìn ra cái yếu và sửa không.

  • Những câu hỏi liên quan đến chuyên môn như tuyển dụng, đào tạo,..
  • Những tình huống phát sinh thường gặp trong doanh nghiệp.
  • Nếu có xung đột xảy ra giữa các nhận sự, phòng ban thì giải quyết như thế nào?

 

Đó là những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí trong phòng ban quản lý nhân sự của một doanh nghiệp. Những câu hỏi không quá khó và cũng không có câu trả lời cụ thể vì mỗi doanh nghiệp có một văn hóa khác nhau. Vậy nên, để có một buổi phỏng vấn ấn tượng, các bạn cần trang bị đầy đủ những kiến thức, trải nghiệm mà bản thân đã có để vượt qua kỳ phỏng vấn một cách tốt nhất.

 

Hi vọng thông tin mà trường đào tạo doanh nhân CEO Việt Nam cung cấp giúp bạn biết rõ hơn về ngành quản lý nhân sự cũng như giúp ích cho các bạn học sinh cấp 3 có định hướng rõ ràng. Nếu bạn còn thắc mắc về ngành học này đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua Website của Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam nhé.

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo