Ngành Quản trị kinh doanh khó xin việc không? Lương cao không

Quản trị kinh doanh khó xin việc? Cơ hội việc làm của ngành Quản trị kinh doanh như thế nào? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều sinh viên hiện đang theo học ngành cùng chung thắc mắc. Hãy cùng Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

 

Học quản trị kinh doanh có khó xin việc không?

 

Mặc dù là một ngành hot nhưng sinh viên ngành quản trị kinh doanh vẫn có nguy cơ khó xin được việc làm tuy nhiên ngành cũng cũng có nhiều cơ hội phát triển lớn trong tương lai gần đặc biệt là năm 2023 sắp tới. Dưới đây là ưu nhược điểm khi lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, mà các bạn nên biết.

 

Ưu, nhược điểm của ngành quản trị kinh doanh

 

Ưu điểm

 

  • Cơ hội việc làm cao

 

Cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên lựa chọn
Cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên lựa chọn

 

Ngành Quản trị kinh doanh mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp bởi sự đa dạng, phong phú của các lĩnh vực thuộc ngành nghề này. Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận các vị trí việc làm trong nhiều lĩnh vực như nhân sự, kế toán, quản lý, dịch vụ khách hàng, marketing, hệ thống kinh doanh… 

 

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể trở thành những người đào tạo và giảng dạy về ngành này tại các trường đại học, cao đẳng… Với tính ứng dụng cao và sự linh hoạt, ngành Quản trị kinh doanh mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động hiện nay. 

 

Xem thêm: Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu?

 

  • Thực hiện khát vọng khởi nghiệp

 

Xây dựng con đường khởi nghiệp riêng cho bản thân
Xây dựng con đường khởi nghiệp riêng cho bản thân

 

Những bạn trẻ có mong muốn làm chủ, được tự mình xây dựng việc kinh doanh riêng thì ngành Quản trị kinh doanh là sự lựa chọn phù hợp. Đặc biệt, có thể kể đến chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh – Business Boss của Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam. Đây là chương trình huấn luyện chuyên sâu cho những bạn trẻ có khát vọng làm chủ, mong muốn khởi nghiệp hoặc vận hành doanh nghiệp kế thừa. 

 

Bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào đều phải dựa trên nguyên tắc quản trị kinh doanh để vận hành và phát triển. Do đó, những bạn có nền tảng Quản trị kinh doanh vững chắc không những có khả năng vươn tới những vị trí cao trong doanh nghiệp mà còn có thể bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Nếu có khát vọng làm chủ, hãy thử sức ngay nhé. 

 

Đọc thêm: Top 10 Trường đào tạo Quản trị kinh doanh Tốt nhất Việt Nam

 

  • Phát triển bản thân toàn diện

 

Trở thành con người phát triển toàn diện
Trở thành con người phát triển toàn diện

 

Những chương trình học của ngành Quản trị kinh doanh được xây dựng trên nền tảng phát triển chuyên sâu, vì thế, người học được phát triển toàn diện. Không những có năng lực chuyên môn mà còn có cơ hội phát triển những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý nhân sự… 

 

  • Mở rộng nhiều mối quan hệ

 

Tạo nhiều mối quan hệ mở ra nhiều cơ hội phát triển
Tạo nhiều mối quan hệ mở ra nhiều cơ hội phát triển

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay, các mối quan hệ là điều kiện quan trọng để mở ra cơ hội và góp phần tạo nên sự thành công. Khi theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được gặp gỡ nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Họ có thể sẽ trở thành những người bạn, người thầy dẫn bạn đến với thành công. 

 

Nhược điểm

 

Người học phải chăm chỉ, kết hợp “học đi đôi với hành”

 

Khối lượng kiến thức bạn phải tiếp thu là rất nhiều và không đủ thời gian để học. Chính vì thế, người học phải có tinh thần tự giác, chăm chỉ rèn luyện, không những tiếp thu kiến thức mà còn phải kết hợp “học đi đôi với hành” để tránh tình trạng “hổng” kiến thức. 

 

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh có khó không? Ra làm gì? Lời khuyên

 

  • Chịu được áp lực cao

 

Chịu áp lực là yếu tố quan trọng hàng đầu khi theo học ngành quản trị kinh doanh
Chịu áp lực là yếu tố quan trọng hàng đầu khi theo học ngành quản trị kinh doanh

 

Khối lượng kiến thức và công việc của người theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh là không hề nhỏ. Vì thế, chịu được áp lực là ưu tiên hàng đầu nếu bạn quyết định theo học con đường này. Sẽ có những lúc bạn phải tăng ca liên tục để hoàn thành công việc, phải luôn trau dồi bản thân để thích nghi với sự biến động của xã hội…  

 

Nếu không đủ đam mê cùng khát vọng chinh phục, bạn sẽ rất dễ nản chí và cảm thấy nhàm chán trong quá trình học tập. 

 

Xem thêm: TOP 11 Trường ĐH đào tạo ngành quản trị nhân lực tốt nhất

 

  • Người học cần chủ động xử lý tình huống

 

Chủ động xử lý tình huống sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc
Chủ động xử lý tình huống sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc

 

Chủ động xử lý tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng đối với các sinh viên Quản trị kinh doanh. Vì ngành học này đào tạo ra những người có khả năng làm việc độc lập, quản lý cả một doanh nghiệp, tổ chức. 

 

  • Nhiều trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh

 

Hiện nay, ở nước ta có quá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Chính vì thế, việc cạnh tranh khi xin việc là điều không thể tránh khỏi. Nếu bản thân bạn không có sự nổi bật và vượt trội sẽ rất dễ bị “hòa trộn” với những người khác và cơ hội tìm kiếm việc làm cũng trở nên khó khăn hơn. 

 

Cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh

 

Học Quản trị kinh doanh khó xin việc không? Thực tế, cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh là vô cùng rộng mở bởi hiện nay, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều. 

 

Vì thế, học Quản trị kinh doanh không chỉ dành cho các CEO, mà còn có những vị trí khác như giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, giám đốc marketing, kế toán trưởng… Ngoài ra, ngành này cũng dành cho những bạn muốn thử sức ở các cấp quản lý như trưởng nhóm, trưởng phòng. 

 

Với các sinh viên mới tốt nghiệp, bạn cũng có thể đảm nhận một số công việc như chuyên viên phụ trách tại các bộ phận kinh tế (phòng kế hoạch, phòng hành chính nhân sự, phòng marketing), chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường, giảng dạy chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc thành lập công ty riêng… 

 

Cơ hội việc làm rộng mở nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Nhưng trong thời đại 4.0, khi sự năng động, sáng tạo là điều kiện “cần và đủ” của người trẻ thì những thách thức này lại chính là yếu tố thúc đẩy các bạn phát triển hơn nữa.

 

Chính vì thế, học Quản trị kinh doanh khó xin việc là điều không hoàn toàn đúng. Cánh cửa việc làm sẽ luôn đến với những ai xứng đáng và biết cách tận dụng nó. 

 

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh có khó không? Ra làm gì? Lời khuyên

 

Tỷ lệ thất nghiệp sinh viên ngành quản trị kinh doanh

 

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây cho thấy, Quản trị kinh doanh là ngành có số lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất: hơn 10% hồ sơ đăng ký mỗi năm. Điều đó có nghĩa số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngành này mỗi năm là 10.000 người. 

 

Lý giải về điều này cũng vô cùng dễ hiểu, bởi, ngành Quản trị kinh doanh ngày càng phổ biến nên số lượng sinh viên đăng ký theo học cũng ngày càng nhiều. Vậy liệu có xảy ra vấn đề “cung vượt cầu” hoặc số người học vượt quá số người có việc làm thực tế? Tỷ lệ thất nghiệp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh như thế nào? 

 

Báo cáo thị trường tuyển dụng cuối năm 2021 của TopCV thống kê, gần 42% công ty cho biết họ đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực với tỷ lệ lên đến 54,8%. Trong đó, Quản trị kinh doanh là ngành thứ 2 trong 10 ngành có tỷ lệ thiếu hụt nhân tài cao nhất. 

 

Rất nhiều cử nhân ra trường nhưng không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng
Rất nhiều cử nhân ra trường nhưng không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng

 

Dù thị trường đang rất khát nhân lực cho ngành này nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn là con số không hề nhỏ. Theo các nhà tuyển dụng, lý do dẫn đến tình trạng này là hồ sơ ứng viên không đáp ứng được yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nguyên nhân còn là vì thiết kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tế. 

 

Có thể thấy, thứ các công ty cần là chất lượng, chứ không phải số lượng nên có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh nhưng số lượng sinh viên bị từ chối lại khá lớn. Điều này làm tỷ lệ sinh viên Quản trị kinh doanh thất nghiệp trở nên đáng báo động. 

 

Nguyên nhân học Quản trị kinh doanh khó xin việc

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sinh viên quản trị kinh doanh khó xin việc do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:

Nguyên nhân chủ quan

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học Quản trị kinh doanh khó xin việc là do chính các bạn sinh viên.

 

  • Do “hổng” kiến thức: Nếu trong quá trình học tập tại trường, bạn không chăm chỉ tìm tòi, nghiên cứu, học hành cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng “hổng” kiến thức. Khi đó, bạn sẽ rất khó tìm được một công việc phù hợp, thậm chí cơ hội nắm bắt công việc đơn giản cũng trở nên khó khăn. Vì thế, bạn nên dành thời gian trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng. 

 

  • Thiếu các kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là yếu tố cần thiết trong mọi công việc. Với khối ngành kinh tế, kỹ năng mềm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, ngay trong quá trình học tập, bạn nên chú trọng tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm rèn luyện kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian… 

 

Thiếu kỹ năng chuyên môn cũng là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp hiện nay
Thiếu kỹ năng chuyên môn cũng là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp hiện nay

 

  • Không biết nắm bắt cơ hội: Thị trường lao động rộng mở, cơ hội việc làm cho sinh viên không ít nhưng để tìm kiếm việc làm phù hợp là không hề dễ dàng. Bạn phải chú trọng đến thị trường việc làm trong từng thời điểm, từng giai đoạn để nắm bắt cơ hội việc làm và tìm kiếm những lựa chọn phù hợp với bản thân. 

 

  • Đòi hỏi quá cao: Nhiều sinh viên hiện nay sau khi tốt nghiệp liền hình thành suy nghĩ với bằng cấp của mình sẽ phải làm việc ở những tập đoàn lớn với mức lương “xịn”. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên trở nên khó khăn hơn. 

 

Thực tế, nhà tuyển dụng luôn có vô vàn cơ hội để tìm kiếm ứng viên vì số lượng đào tạo ngày càng tăng. Vì thế, bạn càng phải chứng minh được năng lực của bản thân nếu không muốn xin việc trong ngành quản trị kinh doanh trở nên quá khó khăn.

 

Nguyên nhân khách quan

 

Bên cạnh yếu tố chủ quan từ bản thân người học, lý do khiến ngành Quản trị kinh doanh khó xin việc còn do bản chất của chính ngành học này. 

 

Số lượng sinh viên lớn cũng là yếu tố thất nghiệp
Số lượng sinh viên lớn cũng là yếu tố thất nghiệp

 

Ngày nay, với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, số lượng sinh viên theo học Quản trị kinh doanh rất đông đảo và đa dạng. Trong 1 năm, có biết bao sinh viên tốt nghiệp và sở hữu tấm bằng Quản trị kinh doanh. Dẫn đến mức độ cạnh tranh khi xin việc của ngành quản trị kinh vô cùng khó khăn và khốc liệt.

 

Thêm nữa, yêu cầu về công việc cũng trở nên khắt khe và khó đoán hơn. Những kiến thức bạn tiếp thu được nhanh chóng bị lạc hậu chỉ sau vài tháng ra trường. Điều này đòi hỏi sinh viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật những xu thế mới nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

 

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh có khó không? Ra làm gì? Lời khuyên

 

Một số cách để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng

 

Ngày nay, dù thị trường tuyển dụng Quản trị kinh doanh có sự cạnh tranh không nhỏ nhưng các bạn gen Z (những người sinh từ 1995-2010) cũng sở hữu nhiều tố chất để thành công trong lĩnh vực này. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp Quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn có cố gắng hay không? 

 

Nếu sinh viên giỏi về chuyên môn, kinh nghiệm và các kỹ năng mềm cần thiết, chắc chắn bạn có thể tìm kiếm việc làm tốt ngay khi mới ra trường. Vậy làm thế nào để gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng? 

 

Tìm hiểu kỹ công ty 

 

Tìm hiểu kỹ công ty trước khi phỏng vấn
Tìm hiểu kỹ công ty trước khi phỏng vấn

 

Trước khi nộp CV xin việc và bắt đầu buổi phỏng vấn với công ty nào đó, bạn phải có sự hiểu biết về chính công ty đó. Ngoài các tài khoản mạng xã hội và trang web công ty, bạn có thể tìm kiếm những tin tức mới nhất. Đây sẽ là thông tin hữu ích để bạn trả lời phỏng vấn và thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển. 

 

Đến buổi phỏng vấn sớm hơn giờ hẹn

 

Khi có lịch hẹn phỏng vấn, bạn hãy đến sớm khoảng 10-15 phút để có thời gian chuẩn bị và tránh những trường hợp phát sinh không như mong muốn. Điều này khẳng định bạn là người đúng giờ và làm việc chuyên nghiệp, tránh mất thời gian của cả hai bên. Hãy nhớ mang theo cả hồ sơ xin việc của mình nhé, càng giúp bạn ghi điểm trong mắt sự tuyển dụng đó!

 

Sử dụng từ ngữ thông minh

 

Sử dụng từ ngữ thông minh sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng
Sử dụng từ ngữ thông minh sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng

 

Trong khi trả lời phỏng vấn, sử dụng từ ngữ thông minh sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả. Hãy cố gắng lồng ghép những điểm mạnh của bản thân vào mỗi câu trả lời khi có cơ hội, như miêu tả sự sáng tạo, cẩn thận của bản thân hoặc nhấn mạnh vào những sở trường của mình. Trái lại, nếu bạn sử dụng những từ ngữ tiêu cực sẽ khiến bạn để lại ấn tượng không tốt với phía tuyển dụng. 

 

Xem thêm: Nên học Quản trị kinh doanh hay Marketing? Cơ hội việc làm?

 

Trả lời câu hỏi đúng trọng tâm

 

Đến tham gia phỏng vấn, ứng viên nào cũng muốn được thể hiện mình và “show” hết thế mạnh, khả năng cho nhà tuyển dụng. Nhưng, thời gian phỏng vấn là có hạn nên bạn cần trả lời ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý, đúng trọng tâm. Hạn chế việc ngập ngừng hoặc nói những câu vô nghĩa. 

Như vậy, trường doanh nhân đã giúp các bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi Học quản trị kinh doanh có khó xin việc hay không? Trong bất cứ ngành học nào cũng vậy, nếu bạn có đủ khả năng sẽ không gì có thể làm khó bạn cả. Hãy trau dồi, cố gắng mỗi ngày và tự tin vào bản thân nhé! Chúc các bạn thành công!

Thích

Đăng ký ngay để xem những gì bạn bè của bạn thích

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ NGAY

Để trở thành Doanh nhân Thành Công & Hạnh phúc

    Chọn Tỉnh Thành

    CVG Business School cam kết bảo mật thông tin của bạn

    Chúc mừng đăng kí thành công

    Ấn “tham gia ngay” để cập nhật thông tin mới nhất từ ban tổ chức về hội thảo