Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề hot trong những năm gần đây. Vậy quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Trong thời đại 4.0, số lượng doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều. Thế nhưng, xây thì dễ, giữ vững mới khó. Nhiều doanh nghiệp không thể đón “sinh nhật” lâu dài, mà lý do được nhiều doanh nhân đưa ra chính là cái khó trong vận hành doanh nghiệp. Và đó cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi “ngành Quản trị kinh doanh là gì?”.
Thực tế, quá trình vận hành của một doanh nghiệp vô cùng phức tạp và bị tác động bởi nhiều yếu tố từ chủ quan cho đến khách quan. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh, việc kiểm tra – giám sát quá trình kinh doanh là rất cần thiết. Và ngành Quản trị kinh doanh ra đời để giải quyết bài toán này.
Quản trị kinh doanh là gì?
Định nghĩa ngành Quản trị kinh doanh
Trước ngưỡng cửa lựa chọn môi trường đại học, nhiều bạn trẻ thắc mắc có nên học Quản trị kinh doanh không, bởi đây là một lĩnh vực hot hiện nay.
Một tổ chức, doanh nghiệp mà không có người quản trị sẽ không thể đạt được những mục tiêu đã hoạch định. Chính vì thế, nghề quản trị kinh doanh chắc chắn không bao giờ lỗi thời. Nếu bạn muốn vận hành, quản trị dự án kinh doanh, bắt buộc bạn phải có kiến thức về nhân sự, tài chính, bán hàng, quản trị rủi ro…
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu Quản trị kinh doanh là ngành gì. Quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo truyền thống, bao gồm tất cả các kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm việc, thành lập và vận hành, duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bất kể là dạng doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, chính phủ hay phi chính phủ.
Cụ thể, bạn sẽ được học về cách vận hành và hoạt động của các phòng ban trong một công ty như hành chính nhân sự, tài chính, kế toán, truyền thông – marketing, sản xuất…; cách nghiên cứu, xây dựng hệ thống, tối đa hóa hiệu suất và quản trị hoạt động kinh doanh bằng tư duy để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Bên cạnh việc học chuyên ngành quản trị kinh doanh và kinh tế, bạn sẽ được trang bị thêm những kỹ năng mềm vô cùng cần thiết như: Tư duy hệ thống, đàm phán, ra quyết định, lãnh đạo, quản trị và điều hành doanh nghiệp,… Nhìn chung đây là ngành học lý tưởng để giúp bạn phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, ngành Quản trị kinh doanh cũng đào tạo cho người học nhiều kỹ năng mềm phục vụ công việc và cuộc sống như kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp…
Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh khách sạn? Học những gì, ở đâu?
Lợi ích khi học quản trị kinh doanh
Cơ hội việc làm rộng mở: Nhiều doanh nghiệp ra đời, kéo theo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Những sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận nhiều vị trí trong công ty như nhân sự, kinh doanh, kế toán, quản lý hệ thống… miễn là phù hợp với chuyên ngành đã đào tạo.
Sở hữu mức thu nhập cao: Tùy thuộc vào lĩnh vực, vị trí bạn đang đảm nhận, mức lương của bạn sẽ có những sự khác biệt. Song, mức thu nhập sẽ luôn tuân theo một quy tắc đó là dựa vào giá trị bạn mang lại cho doanh nghiệp. Trung bình, mức lương của ngành Quản trị kinh doanh từ 8 – 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức thu nhập có thể tăng cao nhờ các khoản thưởng doanh thu, lương ngoài…
Giúp phát triển bản thân toàn diện: Những chương trình học của ngành Quản trị kinh doanh được xây dựng trên nền tảng phát triển chuyên sâu, vì thế, người học được phát triển toàn diện. Không những có năng lực chuyên môn mà còn có cơ hội phát triển những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo, quản lý nhân sự…
Môi trường làm việc năng động: Ngành Quản trị kinh doanh chia ra nhiều lĩnh vực chuyên sâu, tương ứng với mỗi bộ phận, vị trí trong doanh nghiệp. Vì thế, các công việc của ngành này không hề gò bó hay dập khuôn máy móc. Đặc biệt luôn khuyến khích những tư duy sáng tạo, đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực này.
Cơ hội thăng tiến nhanh: Được làm việc đúng lĩnh vực mình đã học, chắc chắn bạn sẽ yêu thích và gắn bó công việc hơn hết. Chỉ cần có năng lực chuyên môn và tố chất phù hợp, bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến nhanh và nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên. Một cơ hội mới, cương vị mới không hề khó khăn một chút nào!
Mở rộng các mối quan hệ: Khi theo học Quản trị kinh doanh, bạn sẽ có hội được gặp gỡ, giao lưu với rất nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó mở rộng các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm những người cùng chung chí hướng, đam mê.
Cơ hội tự khởi nghiệp kinh doanh: Một trong những lý do khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh chính là cơ hội tự khởi nghiệp. Từ những kiến thức, kỹ năng đã có, việc khởi nghiệp sẽ giúp bạn làm chủ thu nhập, tự chủ về thời gian và tự hoạch định được công việc của mình, từ đó có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ cho bản thân.
Đọc thêm: Top 10 Trường đào tạo Quản trị kinh doanh Tốt nhất Việt Nam
Những tố chất nên có của một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Ai cũng có thể theo học ngành quản trị kinh doanh, tuy nhiên để trở thành một nhà quản trị giỏi, bên cạnh kiến thức và kỹ năng thì tố chất cũng là một trong những điều cần thiết. Hãy cùng xem bạn có tố chất để trở thành một nhà quản trị kinh doanh giỏi không nha.
Có đam mê
Đam mê ở đây chắc chắn là đam mê với kinh doanh, kinh tế và quản trị. Khi bạn có đam mê bạn sẽ có động lực để chinh phục kho tàng tri thức. Không cảm cảm thấy chán nản hay xuống tinh thần khi gặp khó khăn.
Không sợ tính toán, con số
Làm kinh tế thì chắc chắn bạn sẽ phải làm việc với các con số rất nhiều. Bên cạnh đam mê bạn cần có năng lực nhạy bén với các con số để nắm rõ nguồn đầu tư, có như vậy mới thành công được.
Khả năng làm việc nhóm
Kinh doanh để thành công hơn thì bạn cần phải có sự đồng hành của nhiều người. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp thì cần sự hợp tác của cả một hệ thống các phòng ban.
Bạn cần có khả năng làm việc nhóm tốt để chia sẻ ý kiến bản cũng như lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người. Có như vậy, quản trị kinh doanh mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sự xông pha
Không chỉ trong ngành quản trị kinh doanh mà sự xông pha là đức tính cần có ở hầu hết tất cả các ngành nghề trong thời đại Công nghệ 4.0. Sự xông pha giúp bạn dễ dàng hòa nhập, tiếp thu và học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa.
Tư duy nhạy bén
Thị trường biến động theo từng ngày từng giờ, nếu bạn là người giỏi tính toán, nhạy bén và có tư duy logic thì học quản trị kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Khác với những ngành nghề thiên về cảm xúc, quản trị kinh doanh cần bạn phải có tư duy và quyết đoán.
Việc bạn nhạy bén trước các mối đe dọa sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh tiếng Anh là gì? Từ vựng chuyên ngành?
Giỏi ngoại giao và giao tiếp
Đây là một tố chất cần có ở mọi ngành nghề, nó sẽ giúp bạn có thể hòa đồng, tiếp xúc được với mọi người, đặc biệt là với đối tác. Khi bạn có khả năng ngoại giao sẽ dễ dàng làm hài lòng khách hàng cũng như trở thành người bạn tri tâm của nhân viên.
Nếu bạn có trong mình những tố chất trên thì hãy tin chúng mình, đừng ngại ngần mà hãy theo đuổi ngành quản trị kinh doanh ngay thôi.
Đồng thời, những tố chất này hoàn toàn có thể rèn luyện, trau dồi theo từng ngày. Nếu bạn đam mê và mong muốn phát triển trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, hãy thoát khỏi vùng an toàn của bản thân và cố gắng mỗi ngày nhé.
Quản trị kinh doanh bao nhiêu điểm, cần học gì?
Quản trị kinh doanh đang ngày càng trở thành một ngành hot, tuyển sinh ở nhiều tổ hợp khác nhau, trong đó tiêu biểu nhất là các tổ hợp A00, A01, D01, D07, D06, D10. Ở mỗi tổ hợp, mỗi trường sẽ có mức điểm tuyển sinh khác nhau.
Để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT, bạn cần nắm rõ khối thi của mình có những môn học nào, và nắm thật chắc kiến thức cơ bản, rèn luyện giải đề để tăng tốc độ và tính chính xác.
Mức điểm tuyển sinh ở nhiều khung điểm khác nhau nên sẽ phù hợp với tất cả các bạn học sinh. Học lực trung bình hay học lực giỏi, chỉ cần bạn đam mê kinh tế thì đừng ngại ngần tìm hiểu và theo đuổi nha.
Bạn chỉ cần tìm hiểu xem thế mạnh của mình ở tổ hợp nào, bên cạnh đó hãy đầu tư vào học bạ thì cũng có nhiều trường đại học có tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh qua phương thức xét học bạ.
Các chuyên ngành trong quản trị kinh doanh
Trong chuyên ngành Quản trị kinh doanh sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác. Tùy theo định hướng, khả năng và năng lực mà sinh viên học Quản trị kinh doanh sẽ tìm hiểu chuyên sâu vào một nhánh nhỏ của ngành này, thay vì mỗi thứ học một chút và không giỏi hẳn về lĩnh vực nào. Dưới đây là một số chuyên ngành trong Quản trị kinh doanh mà bạn có thể tham khảo.
Quản trị kinh doanh thực phẩm
Quản trị kinh doanh thực phẩm là chuyên ngành đào tạo ra những nhà quản lý, vận hành cho các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến thực phẩm. Khi theo học ngành này, người học được trang bị đầy đủ những kiến thức về kinh tế, khoa học thực phẩm, kỹ thuật và quản lý chất lượng thực phẩm, marketing, bên cạnh đó đào tạo trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh thực phẩm, người học có thể làm việc ở những ở những vị trí như: Cán bộ quản trị tại các công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh thực phẩm; chuyên viên quản lý chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm; chuyên viên marketing sản phẩm hoặc khởi nghiệp trong dịch vụ có liên quan.
Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu
Đối với ngành Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, người học sẽ được đào tạo xây dựng những phương án kinh doanh xuất nhập khẩu; tham gia công tác soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu; tham gia thực hiện các công tác hậu cần về vận tải, giao nhận, bảo hiểm và logistics; thực hiện khai báo hải quan và thủ tục thanh toán cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Sau khi tốt nghiệp, người học ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoàng hóa hoặc công tác tại các doanh nghiệp dịch vụ khác có liên quan.
So với mặt bằng chung của khối ngành kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu có mức thu nhập cao hơn. Thậm chí, mức thu nhập này còn tăng dần theo mức kinh nghiệm mà người lao động sở hữu.
Quản trị kinh doanh marketing
Những năm gần đây, tại nước ta, lĩnh vực marketing phát triển mạnh mẽ với cơ hội việc làm rộng mở. Do đó, ngành Quản trị kinh doanh Marketing trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng của đông đảo các bạn trẻ.
Ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Marketing (gọi tắt là Quản trị Marketing) đào tạo các kiến thức về quảng bá, định vị thương hiệu cho doanh nghiệp; tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng; phát triển dịch vụ, sản phẩm… nhằm đạt được mục tiêu đã hoạch định của doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, người theo học ngành này có thể đảm nhận các vị trí truyền thông, marketing tại các doanh nghiệp như nhân viên truyền thông, trưởng phòng truyền thông, nhân viên marketing, trưởng phòng marketing, nhân viên nghiên cứu thị trường, giám đốc truyền thông, giám đốc sáng tạo, giám đốc thương hiệu…
Quản trị kinh doanh khách sạn
Là một trong những ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng hiện nay, quản trị kinh doanh khách sạn thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Đây là ngành chuyên đào tạo, cung cấp các kiến thức liên quan đến việc tổ chức, quản lý, vận hành ở mảng khách sạn. Chính vì thế, cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở với tiềm năng phát triển của ngành.
Theo học ngành quản trị kinh doanh khách sạn, sinh viên được trang bị đầy đủ những kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết để phục vụ nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng sau khi ra trường.
Sinh viên khi lựa chọn theo học ngành này sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Đồng thời được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết phục vụ nhu cầu thực tế của các nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Lĩnh vực này thường phù hợp với những bạn trẻ tự tin, năng động, có tư duy logic, nhạy bén, khả năng tổ chức và sắp xếp công việc.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thử sức trong nhiều lĩnh vực khác như quản trị nhân sự, quản trị sự kiện… chứ không hề bó buộc phải làm trong mảng khách sạn. Với sự kinh hoạt này sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ, giúp sinh viên ngành quản trị kinh doanh khách sạn không cảm thấy nhàm chán trong quá trình học tập và làm việc.
Ngành Quản trị kinh doanh là ngành học rất phù hợp với những bạn trẻ năng động, nhiệt huyết và có niềm đam mê kinh doanh. Tuy nhiên, đam mê thôi là chưa đủ, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có tư duy nhạy bén cùng tầm nhìn chiến lược. Và để tích lũy những điều này, cần yếu tố “cần và đủ” đến từ quá trình học tập, rèn luyện và phẩm chất của mỗi người.
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Khi tìm hiểu sâu về ngành quản trị kinh doanh, chúng mình thấy chương trình đào tạo vô cùng toàn diện. Do đó, khi ra trường các bạn sẽ không lo “làm trái ngành” vì gần như các khối kiến thức đều đã được học và thực hành.
Thêm nữa, kinh tế đất nước ngày một phát triển, cơ hội tìm kiếm việc làm của các cử nhân quản trị kinh doanh vô cùng rộng mở. Một số ngành nghề hot hiện đang tuyển dụng thường xuyên như :
- Chuyên viên hành chính nhân sự
- Chuyên viên kinh doanh
- Chuyên viên marketing
- Chuyên viên quản lý kinh doanh
- Quản trị nhân sự
- Giám đốc điều hành bộ phận
- Chuyên viên tư vấn khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp
Mức lương của ngành quản trị kinh doanh so với một số ngành nghề khác cũng tương đối ổn định. Tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn thì sẽ có mức lương khác nhau. Bạn có thể tham khảo thống kê dưới đây nha:
- Thử việc: 3 triệu đến 4 triệu
- Nhân viên kinh doanh: Trung bình 5 – 7 triệu, đồng thời sẽ thay đổi theo hoa hồng sản phẩm hoặc dịch vụ
- Chuyên viên: từ 8 – 15 triệu
- Trưởng phòng: Từ 15 – 30 triệu
- Giám đốc: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức trung bình thường trên 30 triệu
Ngoài ra, với các nhân viên kỳ cựu, giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề từ 7 – 10 năm từ vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 80 triệu đồng/ tháng
Giải mã những hiểu lầm “Học quản trị kinh doanh dễ thất nghiệp”
Có rất nhiều những hiểu lầm của mọi người về ngành quản trị kinh doanh, rằng quản trị kinh doanh dễ thất nghiệp, học quản trị kinh doanh mông lung, không biết ra trường làm gì? Đó là những quan điểm hoàn toàn sai về quản trị kinh doanh. Hãy cùng chúng mình giải mã ngay nhé.
Ngành quản trị kinh doanh là ngành nghề có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Ngành quản trị kinh doanh hay bất kỳ ngành nghề nào khác đều có những tiêu chuẩn đánh giá chung dựa trên năng lực, kỹ năng và hiệu quả công việc. Chính vì thế, bạn cần phải luôn học hỏi, rèn luyện kỹ năng để hoàn thiện tốt những kỹ năng.
Từ đó xác định ngành nghề mình theo đuổi cần làm gì để thăng tiến, tự vạch cho mình một lộ trình nhất định. Ví dụ từ nhân viên kinh doanh cho đến chuyên viên kinh doanh, trưởng phòng và giám đốc kinh doanh
Công việc năng động, sáng tạo
Kinh doanh là một trong những công việc đổi mới hàng ngày do xu thế phát triển của thế giới. Chính vì thế, là một quản trị kinh doanh thì bạn cần năng động, tự đổi mới phương thức hoạt động để tiếp thu nhiều cái mới.
Đa dạng công việc
Quản trị kinh doanh không phải làm chỉ có một nghề làm quản lý. Quản trị kinh doanh có rất nhiều chuyên ngành nhỏ với nhiều vị trí khác nhau, phù hợp với năng lực và lựa chọn của bạn.
Quản trị kinh doanh không phải là ngành học dành cho con nhà giàu, ra trường làm sếp
Rất nhiều bạn nghĩ rằng quản trị kinh doanh là học ra làm trưởng phòng hoặc làm giám đốc. Tuy nhiên, không phải chỉ 4 năm đại học mà bạn đã có thể điều hành cả một doanh nghiệp được.
Bạn sẽ đi từ những vị trí nhỏ rồi phát triển và thăng tiến dần lên những vị trí cao hơn xứng đáng với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.
Bất kể gia đình của bạn có điều kiện giàu hay nghèo, nó đều không ảnh hưởng đến việc bạn có theo đuổi được ngành nghề này hay không. Tất cả phụ thuộc vào ý chí, đam mê và quyết tâm của chính bạn
Học quản trị kinh doanh ở đâu tốt?
Quản trị kinh doanh là ngành học rất phổ biến hiện nay nên có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đào tạo ngành này. Có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TP.HCM… Chính vì vậy, các bạn trẻ có nhiều cơ hội lựa chọn môi trường đào tạo đúng định hướng và đam mê của mình.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Quản trị Kinh Doanh được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ sẽ trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho sinh viên, từ đó, tạo ra thế hệ quản lý, lãnh đạo tương lai có tầm ảnh hưởng nhất định trong và ngoài nước. .
Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại thương
Đây là ngôi trường luôn nằm trong top đầu những cơ sở đào tạo ngành Quản lý kinh doanh tốt nhất cả nước hiện nay. Tại trường Đại học Ngoại thương, sinh viên được học những kiến thức thực tiễn về quản trị và kinh doanh. Bên cạnh đó là những hoạt động bổ ích, thiết thực giúp người học được phát triển toàn diện. Sự ra đời của khoa Quản trị kinh doanh tại ngôi trường này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Trường Đại học Thương mại
Với những đổi mới trong chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội, khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Thương mại đã đạt được rất nhiều thành tựu như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 2020. Tại ngôi trường này, Khoa Quản trị kinh doanh được phân bổ quản lý đào tạo 2 chuyên ngành chính bao gồm: Quản trị doanh nghiệp thương mại và Quản trị kinh doanh tổng hợp.
Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Là một trong những đại học công lập hàng đầu hiện nay, trường Đại học Kinh tế TP.HCM nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo khối ngành Kinh tế và Quản lý tại khu vực miền Nam. Tại ngôi trường này, chương trình giảng dạy ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của ngành và doanh nghiệp đặt ra đối với các vị trí công việc mong muốn trong tương lai.
Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Tài chính – Marketing
Tại khu vực miền Nam, trường Đại học Tài chính – Marketing cũng là một trong những ngôi trường nổi tiếng về đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Trường sở hữu đội ngũ giảng viên là các viện sỹ, tiến sỹ, thạc sỹ… có trình độ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm thực tế đã đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên ưu tú, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo thống kê nhiều năm qua cho thấy, nhiều cựu sinh viên của khoa sau khi tốt nghiệp đều nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tổ chức chính trị, xã hội và trong các doanh nghiệp.
Địa chỉ: 27 Tân Mỹ, Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam
Suốt 7 năm qua, trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam (CEO Academy) với sứ mệnh “kiến tạo thế hệ doanh nhân thành công và hạnh phúc” đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều học sinh tốt nghiệp THPT có mong muốn được thử sức trong lĩnh vực kinh doanh.
Trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam trên cơ sở nền tảng là các chương trình huấn luyện kinh doanh thực tiễn với mong muốn tạo ra thế hệ doanh nhân tương lai có ý chí, khát vọng, có lộ trình thành công, có kỹ năng thực tế, có đạo đức nghề nghiệp, có kỷ luật bản thân và yêu thương con người.
Theo quan niệm của CEO Academy, người thành công phải hội tụ 2 yếu tố là “Thân kỷ luật” và “Tuệ khai phóng”. Trong đó, “Thân kỷ luật” là tạo dựng được những thói quen tốt, kỷ luật tốt, hành động tốt để sẵn sàng cho công việc. “Tuệ khai phóng” được xuất phát từ thực tiễn, học viên có thể đi làm từ năm thứ 2, hiểu sâu hơn về phòng kinh doanh, có tư duy quản trị, sáng tạo ý tưởng… Từ đó xây dựng lộ trình phát triển cho bản thân.
Xem thêm: Câu hỏi thường gặp về trường doanh nhân CEO Việt Nam
Để đạt được mục tiêu đó, những học viên theo học tại đây sẽ được huấn luyện khép kín theo mô hình quân đội, phát triển cân đối thể lực. Theo đó, người học ăn ở tập trung khép kín với 11 khung giờ từ 5h30 – 22h30 mỗi ngày trong 1 năm để tạo thói quen tốt, kỷ luật tốt và chịu được cường độ lao động cao.
Đối với chương trình đào tạo, song song với đào tạo chương trình cao đẳng chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường cũng chú trọng giảng dạy những kiến thức thực tiễn về mô hình kinh doanh, cấu trúc doanh nghiệp… Các giảng viên đứng lớp đều là những doanh nhân, chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm và chỗ đứng trên thương trường.
Trong xu thế phát triển toàn diện của giáo dục thời 4.0, các nhà trường luôn chú trọng học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tiễn, tri thức song hành với kỹ năng. Thấu hiểu điều đó, trường Huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam rèn luyện tinh thần tự học, tư duy đọc sách, thuyết trình, giao tiếp… giúp học viên tích lũy những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống.
Sau lộ trình 3 năm, học viên hoàn thành chương trình Quản trị kinh doanh – Business Boss có thể trở thành chủ doanh nghiệp Startup thành công hoặc vận hành doanh nghiệp kế thừa, còn học viên theo học chương trình Quản trị kinh doanh – Business One có cơ hội trở thành cán bộ kinh doanh trong mọi mô hình doanh nghiệp, hướng tới các vị trí quản lý cấp cao.
Với những kiến thức thực tiễn được đào tạo tại trường cùng vốn kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp từ sớm, học viên CEO Academy luôn nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên và mở ra cơ hội thăng tiến, giữ vị trí cao trong mỗi tổ chức.
Địa chỉ: 252 Đường Hạ Hội, Đan Phượng, Hà Nội.
Website: https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/
Hotline: 1800 57 77 22
Xem thêm: Trường Doanh nhân CEO Việt Nam học phí bao nhiêu?
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc ngành Quản trị kinh doanh là gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân. Chúc các bạn thành công!